Trang chủ

Sonntag, August 28, 2016

Chúa Nhật XXII thường niên  - Năm C

AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN

SƯU TẦM
Nếu cuộc đời là một bữa tiệc, hẳn có nhiều thực khách đã chọn chỗ nhất mà ngồi.
Tôi chọn ngồi chỗ nhất vì tôi thấy mình quan trọng, tôi xứng đáng được hưởng vinh dự đó...
Tiếc thay, không có nhiều chỗ nhất trong bữa tiệc cuộc đời, nên người ta phải tranh giành nhau bằng mọi thủ đoạn để chiếm được và giữ được chỗ nhất cho mình.
Những cuộc tranh giành như thế đâu phải là điều xa lạ. Chúng vẫn diễn ra nơi gia đình, trong cộng đoàn, trong nhóm, trong giáo xứ, giữa các quốc gia... Nơi nào có hai người ở với nhau là có thể có đụng chạm, vì chỉ có một chỗ nhất.

Freitag, August 26, 2016

Chúa Nhật XXII thường niên  - Năm C

ĐỨC GIÊSU ĐÃ ĐẢO LỘN TẤT CẢ

Chú giải của Fiches Dominicales
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Từ chuyện ăn uống
“Trên đường lên Giêrusalem” (l3,22), nơi Người sẽ bị “hạ xuống chỗ thấp nhất”, trên thập giá, “giữa hai tên gian phi” (23,33), Đức Giêsu được mời dùng bữa, “vào một ngày Sabát”, “nơi nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu”. Một bữa ăn như thế cũng thường là dịp nổ ra những tranh luận tôn giáo.
Chuyện mời Chúa dùng bữa này chức không phải là không có dụng ý, bởi Luca ghi nhận: “họ cố ý dò xét Người” (14,1).
Vừa vào bàn, Đức Giêsu đã gặp ngay “một người mắc bệnh phù thũng”, và Người không ngần ngại chữa lành nạn nhân, dù hôm đó là “ngày Sabát”, vậy mà các nhà thông luật và những người Pharisêu có mặt “không thể đáp lại lời nào” (14,6).
2. Mọi quy tắc về ngôi thứ bị đảo lộn:

Donnerstag, August 25, 2016


Đức Giáo Hoàng danh dự nói về quyết định thoái vị của ngài

Đặng Tự Do8/25/2016
Trong một cuộc phỏng vấn mới được xuất bản, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 tiết lộ rằng “sự mệt mỏi kinh khủng” và nhận thức rằng ngài không đủ sức cho các chuyến tông du đã khiến ngài đi đến quyết định thoái vị vào ngày 11 tháng Hai năm 2013.

Trong một cuộc trao đổi với thần học gia Elio Guerriero, được tường thuật trên nhật báo La Repubblica, hôm 24 tháng 8, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói rằng ngài đã đi đến quyết định thoái vị sau chuyến tông du đến Mexico và Cuba vào năm 2012, khi ngài “cảm nghiệm một cách mạnh mẽ các giới hạn về sức chịu đựng thể lý của mình”. 

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (33, hết)

Vũ Văn An8/21/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo và hết)

3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót

Nền thần học của Thánh Ambrôsiô đã phát biểu những điều đã trở thành hiển hiện trong nhiều kinh nguyện và mô tả bằng hình ảnh trên đây. Trong cuốn chú giải của ngài về Tin Mừng Luca, ngài mô tả Đức Maria như nguyên mẫu (loại hình) của Giáo Hội (23). Công Đồng Vatican II đã minh nhiên tiếp nhận lời quả quyết này (24). Với tư cách người thứ nhất trong số những người được cứu chuộc, Đức Maria là loại hình, nghĩa là nguyên mẫu của mọi người được cứu chuộc. Trong trật tự ơn thánh, Đức Maria là mẹ chúng ta (25). Công Đồng Vatican II diễn tả xác tín này, một xác tín được man vàn Kitô hữu tin nhận, như sau: “với lòng bác ái mẫu thân, ngài chăm sóc anh chị em của Con mình, những người vẫn đang lữ hành trên trần gian vây quanh bởi nhiều nguy hiểm và khó khăn, cho tới lúc được dẫn vào quê hương diễm phúc của họ” (26). 


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (32)

Vũ Văn An8/20/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo)

2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội

Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (31)

Vũ Văn An8/20/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót

1. Đức Maria trong các Tin Mừng

Sách Thánh và Giáo Hội không chỉ nói một cách trừu tượng và lý thuyết về lòng thương xót của Thiên Chúa; thần học của Sách Thánh cũng như thần học của các giáo phụ, là nền thần học bằng hình ảnh. Nơi con người của Đức Maria, các nền thần học này trình bầy với ta một hình ảnh cụ thể, đúng ra, một hình ảnh phản chiếu lòng thương xót của Thiên Chúa và là một nguyên mẫu cho lòng thương xót nhân bản và Kitô Giáo. Đức Maria là một loại hình (type) của Giáo Hội và, do đó, cũng là loại hình của lòng thương xót Kitô Giáo (1). Xác tín này bén rễ sâu xa vào ý thức tôn giáo của Giáo Hội từ những thế kỷ đầu tiên cho tới tận thời nay trong hai truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo. Càng ngày, xác tín này càng nhận được thêm chỗ đứng lớn hơn trong ý thức và trái tim của nhiều Kitô hữu Tin Lành (2).

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (30)

Vũ Văn An8/18/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót (tiếp theo)

6. Lòng thương xót và vấn đề Thiên Chúa

Các vấn đề cụ thể là điều quan trọng; thực vậy, đối với nhiều người, chúng có nghĩa sống chết. Tuy nhiên, thần học không nên lạc vào mê hồn trận của các vấn đề phức tạp và cụ thể này. Nó phải là thần học, nghĩa là và phải tiếp tục là ngôn từ nói về Thiên Chúa, và phải cho thấy người ta nên nêu các câu hỏi nền tảng, và sau cùng là câu hỏi về Thiên Chúa ra sao, trong các vấn đề cụ thể mà họ đang đương đầu. Ta cũng có thể phát biểu điều này cách khác: chính Thiên Chúa, chính đức công lý và lòng thương xót của Người, theo nghĩa ngữ, buộc ta phải nắm vững các vấn đề này. Đó là điều chúng ta muốn theo đuổi khi kết thúc chương này. 

Dienstag, August 16, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (29)

Vũ Văn An8/16/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót (tiếp theo)

4. Tình yêu và lòng thương xót như nguồn cảm hứng và động viên

Về phương diện tiêu cực, tình yêu, từ trong căn bản, vốn loại trừ các hành vi và thái độ đáng trách; về phương diện tích cực, người ta không thể diễn dịch từ tình yêu các qui tắc xét chung có tính trói buộc, cụ thể và chi tiết, hay như người ta thường nói, các quy tắc có tính kỹ thuật đối với việc điều hành kinh tế và chính trị. Nhưng điều đã trở nên rõ ràng là: tình yêu, xét một cách tích cực, có thể là một loại ý niệm có tính qui định và là một nguồn động viên và cảm hứng để ta tìm được và thực hiện được các giải pháp cụ thể. Công Đồng Vatican II nói đến “ánh sáng và năng lực” (28). Người ta cũng có thể nói: tình yêu cung cấp các điều kiện để ta nhìn thấy việc phải làm. Nó mở mắt ta và là lực đẩy cho một thực hành và một nền văn hóa thương xót và công lý (29). Theo nghĩa này, và trong tình thế gay cấn hiện nay, tình yêu có thể thực hiện một đóng góp quan trọng để ta phát triển thêm nữa nhà nước an sinh xã hội hiện đại trong các điều kiện đã thay đổi. 
Ta sẽ bắt đầu với xem xét thứ nhất. Cho dù “mạng lưới xã hội” có nắm bắt được các hình thức túng thiếu nghiêm trọng nhất đi nữa, thì vẫn luôn có những người lọt lưới pháp luật. Chỉ những “trường hợp có đủ giấy tờ chính thức” chứng minh mình túng thiếu mới được nhận vào hệ thống trợ giúp của nhà nước hoặc cộng đồng mà thôi. Ngoài ra, cảnh túng khổ có rất nhiều khuôn mặt mới khác nhau và luôn thay đổi. Cho nên, mọi hệ thống xã hội, bất kể được suy nghĩ thấu đáo bao nhiêu, cũng nhất thiết có lỗ hổng và tiếp tục có nhiều lỗ hổng. Bất cứ ai muốn giải quyết mọi gian khổ và cấp bách theo cung cách bàn giấy chắc chắn đã xây dựng một hệ thống thư lại kềnh càng, mà cuối cùng sẽ quá tải dưới sức nặng quá nhiều luật lệ của mình vì không tài nào bao trùm được mọi hoàn cảnh. Hệ thống này sẽ bóp nghẹt sự sống dưới khối lượng luật lệ, đành giao phó các cá nhân túng thiếu cho một hệ thống thư lại vô danh, trong đó, cá nhân, cuối cùng, chỉ còn là một con số, một trường hợp. Một hệ thống như thế, về phương diện kỹ thuật, có thể thích đáng tới một mức độ nào đó, nhưng nó hoàn toàn bất nhân.

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (28)

Vũ Văn An8/14/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót (tiếp theo)

2. Sự liên tục trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội

Từ lúc xuất hiện các vấn đề xã hội và các bất công đầy tai tiếng do cuộc cách mạng kỹ nghệ thế kỷ 19 gây ra, Giáo Hội Công Giáo đã khai triển giáo huấn xã hội của mình rồi. Trong diễn trình này, Giáo Hội rút tỉa từ giáo huấn công lý từng được khai triển khi tham chiếu Aristốt và đặc biệt, Thánh Tôma Aquinô. Sau những nhà tiền phong và khai phá như Đức Cha Wilhelm Emmanuel von Ketteler, các vị giáo hoàng, từ thông điệp Rerum Novarum (1891) của Đức Lêô XIII, đã đặt mình vào thế lãnh đạo phong trào xã hội của Giáo Hội Công Giáo. Các ngài đã lên án các bất công xã hội và thúc đẩy việc khai triển ra nhà nước an sinh xã hội hiện đại (13).

Freitag, August 12, 2016


Đức Hồng Y Schӧnborn: các đòi hỏi của tình yêu

Vũ Văn An8/11/2016
Tông huấn “Niềm Vui Yêu Thương” của Đức Phanxicô tiếp tục bị một số người trong giới bảo thủ thách thức. Gần đây nhất, có Tiến Sĩ Josef Seifert, một nhà triết học Công Giáo nổi tiếng người Áo, lên tiếng kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rút lại các phát biểu trong Tông Huấn mà ông coi là “sai lầm và (trong một số trường hợp) còn lạc giáo một cách khách quan nữa”.

Donnerstag, August 11, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (27)

Vũ Văn An8/9/2016
VIII. Hướng về nền văn hóa thương xót

1. Tầm cỡ và tham số của nhà nước an sinh xã hội hiện đại

Chúa Giêsu sai các môn đệ của Người và Giáo Hội vào thế gian. Thành thử, với sứ điệp thương xót của mình, Giáo Hội không thể giới hạn các hoạt động của mình vào lãnh vực cá thể, bản thân hay lãnh vực bên trong Giáo Hội mà thôi. Có thể nói, Giáo Hội không thể thu mình ở phòng mặc áo lễ. Giáo Hội phải là men bột, là muối, là ánh sáng thế gian (xem Mt 5:13tt; 13:33) và phải dấn thân nhân danh thế giới. Tuy nhiên, Giáo Hội không có năng quyền chuyên biệt nào đối với các vấn đề kỹ thuật trong các chính sách kinh tế hay xã hội. Vì các vấn đề liên quan tới trật tự kinh tế và xã hội có sự độc lập chính đáng và thực sự có nền tảng. Không phải các nhà thần học, mà là các giáo dân có khả năng mới có trách nhiệm chính đối với các vấn đề này (1).

Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa phán cùng chúng ta “Hãy trỗi dậy!”

Thanh Quảng sdb 8/10/2016


Theo đài Vatican ngày 10/8/2016 thì trong buổi triều yết ngày thứ tư Đức Thánh Cha mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy hãy “trỗi dậy!” và cửa Năm Thánh là cửa nơi những khổ đau của nhân loại gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nhắc lại câu chuyện Chúa Giêsu gặp bà goá tại cổng thành Naim, Đức Thánh Cha so sánh sự kiện này với cửa năm thánh. Người Quả Phụ đang trên đường đi chôn người con của mình và Chúa Giêsu động lòng thương đã phục sinh người thanh niên đó bằng những lời “hãy chỗi dậy!”
Đoạn phúc âm của thánh Luca mà chúng ta vừa nghe nhắc lại cho chúng ta một phép lạ thiệt lớn mà Chúa Giêsu đã thực hiện là phục sinh chàng trai. Đức Thánh Cha nhấn mạnh trung tâm của câu chuyện không phải là phép lạ mà là lòng thương cảm của chúa dành cho người mẹ của chàng trai. Chính nơi đây lòng thương xót Chúa đã dành cho bà quả phụ, người đã đau khổ vì chồng chết và bây giờ lại đưa táng người con duy nhất của bà . Niềm đau khôn tả của người đàn bà góa phụ này đã đánh động lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu khiến Ngài thể hiện phép lạ phục sinh cho chàng trai.

Mittwoch, August 10, 2016


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (26)

Vũ Văn An8/7/2016
VII. Giáo Hội được cân đo bằng lòng thương xót (tiếp theo)

5. Lòng thương xót trong giáo luật

Người ta hiểu sai và dùng sai chữ thương xót không những trong phạm vi cá nhân mà còn trong cả phạm vi định chế của Giáo Hội nữa. Việc này diễn ra cả ở hai nơi khi người ta lẫn lộn thương xót với việc khoan dung yếu đuối và quan điểm để mặc nữa. Khi xẩy ra như thế, điều sau đây cũng sẽ đúng: corruptio optimi pessima (sự thối nát của người tốt nhất là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra). Lúc đó, người ta có nguy cơ biến ơn thánh quí báu của Thiên Chúa, vốn được “mua” và “nhận được” bằng giá máu của Người trên thập giá, thành của rẻ của ôi và biến nó thành một thứ hàng hóa bán hạ giá ở tầng hầm. Đó chính là điều Dietrich Bonhoeffer muốn nói khi tuyên bố rõ ràng, không mầu mè hoa lá, rằng “ơn thánh rẻ tiền nghĩa là biện minh cho tội lỗi chứ không phải người tội lỗi… Ơn thánh rẻ tiền là giảng dạy tha thứ không cần ăn năn; giảng dậy phép rửa không cần kỷ luật Giáo Hội; giảng dậy rước lễ không cần nhìn nhận tội lỗi; giảng dậy giải tội không cần phải đích thân xưng tội” (38). 

Samstag, August 06, 2016


Bản ghi lại cuộc đối thoại giữa Đức Phanxicô và các giám mục Ba Lan, nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

Vũ Văn An8/5/2016
Trong chuyến thăm Ba Lan dự Ngày Giới trẻ Thế giới tuần qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có một cuộc họp riêng vào ngày 27 tháng 7 với các giám mục của nước này. Thay cho bài diễn văn chính thức như kế hoạch ban đầu, Đức Giáo Hoàng đã chọn một cuộc đối thoại thân mật hơn.

Hôm thứ ba, Vatican phát hành một bản ghi lại cuộc đối thoại này. Dưới đây là bản dịch tiếng Việt, căn cứ vào bản tiếng Anh tạm thời của Zenit.

__



Đức Giáo Hoàng Phanxicô: 

Montag, August 01, 2016

Video: Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới

VietCatholic Network8/1/2016
Quý vị và anh chị em đang theo dõi phóng sự về Thánh lễ Bế mạc ĐHGT tại cánh đồng Lòng chúa Thương xót sáng Chúa Nhật 31/7 lúc 10 giờ sang.

Trong lúc ca đoàn hát nhập lễ thì Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế tiến lên lễ đài. Ca đoàn vừa dứt tiếng hát thì Đức Thánh Cha làm dấu Thánh giá bắt đầu Thánh lễ:

Nhân danh Cha và Con và Thánh thần…