Trang chủ

Freitag, September 27, 2013

Tháng Mân Côi

Lời kinh tuyệt vời Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chuoi_Man_CoiPhụng vụ bước vào tháng Mân côi. Suốt tháng này, lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân côi. Mọi tín hữu được cùng với Đức Mẹ trên từng cây số cuộc đời Chúa Giêsu và theo phong cách của Đức Mẹ là "lưu giữ và suy niệm trong lòng" qua từng lời kinh chuỗi hạt Mân côi. Tràng hạt Mân côi là một hành trang và là phương tiện "bỏ túi", "đeo tay" "đeo cổ" gọn nhẹ. Lời kinh kỳ diệu này giúp thánh hóa bản thân, gia đình và xã hội. Kinh Mân côi không khác gì điện thoại di động hòa đời người vào mạng lưới sự sống thiêng liêng.Chuỗi Mân Côi trong tiếng Latinh là "rosarium" nghĩa là "vườn hoa hồng". Tháng 10, lần hạt Mân côi, đoàn con cái hiếu thảo dâng biết bao hoa hồng lên Đức Mẹ. Bằng chuỗi Mân côi, Giáo hội trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp tiến dâng Mẹ hiền.
1. Kinh Mân côi đem lại nhiều ơn ích thiêng liêng
Chuỗi Mân côi thật cao quí, ai biết siêng năng lần hạt sẽ nhận được hiệu quả phi thường.

Donnerstag, September 26, 2013

Thư của ĐGH Phanxicô gửi tiến sĩ Eugenio Scalfari , một người không phải Kitô hữu
LM. Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ9/26/2013
THƯ GỬI “MỘT NGƯỜI KHÔNG PHẢI KITÔ-HỮU, NHƯNG BỊ ĐỨC GIÊSU QUÊ LÀNG NADARET LÀM CHO MÊ HOẶC ”

Đức Giáo Hoàng PHANXICÔ làm chứng về đức tin của mình trong Nhật báo “LA REPUBLICA”.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cho “một người không phải là kitô-hữu, nhưng từ lâu vẫn bị quấy rầy và làm cho mê hoặc bởi lời rao giảng của Đức Giêsu quê làng Nadaret” khi làm chứng, ở ngôi thứ nhất, về điều mà ngài đang sống : “Đức tin, đối với tôi, nẫy sinh do việc gặp gỡ với Đức Giêsu. Đó là một gặp gỡ mang tính ngã vị giữa hai đối tác, mà vốn đã động chạm đến trái tim tôi và đã trao ban cho hiện sinh của tôi một định hướng và một ý nghĩa mới.”

Trong một bức thư gửi cho phóng viên nhật báo Ý là ông Eugenio Scalfari, sáng lập viên và là cựu giám đốc nhật báo La Republica, tờ báo đã phổ biến bản văn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời cho những câu hỏi mà nhà báo nầy đã đặt ra cho ngài về đức tin và về thể chế thế quyền biệt lập (laїcité) trong hai bài xã luận vào ngày 7 tháng 7 và ngày 7 tháng 8.

Chúng tôi đã cho công bố loạt bài phân tích bản văn (được thực hiện bởi Antonio Gaspari, ngày 12 tháng 9, và một bài bình luận của Đức Cha Forte, ngày 13 tháng 9 nầy). Và đây là toàn văn bức thư của Đức Giáo Hoàng : các phụ đề là của chúng tôi.



THƯ GỬI ÔNG EUGENIO SCALFARI

Tiến sĩ Scalfari thân mến, 

Quả thực, phải nói rằng tôi rất muốn, dù chỉ là với những nét khái quát, thử trả lời cho bức thư kèm theo cả một chuỗi những suy tư cá nhân mà ông đã muốn tỏ bày với tôi trong những trang báo “La Republica”, ngày 7 tháng 7, và rồi sau đó ông còn làm cho phong phú thêm nữa trong cũng một tờ nhật báo đó, ngày 7 tháng 8. 

Mittwoch, September 25, 2013

Các bài học từ cuộc phỏng vấn Đức Phanxicô
Vũ Văn An9/25/2013
Cuộc phỏng vấn độc quyền Đức Phanxicô của một số tập san Dòng Tên đã thu hút được thật nhiều chú ý khắp thế giới và không thiếu nước mắt vì xúc động. Linh Mục Martin của tập san America xác nhận: các biên tập viên khi san định bài phỏng vấn để cho đăng đã chưa bao giờ khóc như lần này. Linh mục Malone, tổng biên tập, thì cho rằng trong lịch sử 104 năm của tập san, chưa điều gì được coi là hoàn toàn không tiền lệ, chỉ có cuộc phỏng vấn lần này mới thực sự là vô tiền khoáng hậu mà thôi, một vô tiền khoáng hậu mà chính linh mục Federico Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh, cũng không dám nghĩ tới. 

Và việc đầu tiên linh mục Malone muốn nơi người đọc là không đọc bài phỏng vấn này theo kiểu “giáo trình và trịnh trọng” (didactic and formal) mà là theo lối “huynh đệ hơn là cha chú" (fraternal rather than paternal) vì bài phỏng vấn này đầy tinh thần đại lượng, khiêm nhường và âu yếm nồng đậm. Nó đã xua tan chiếc bóng “giáo hoàng quân chủ, tiền công đồng”. “Đức Phanxicô nói với ta như người anh của ta; chữ ‘ta’ của ngài quả là ‘ta’ chứ không phải ‘tôi’”. 

Thiếu một ai đó

Đức Hồng Y Dolan của New York tỏ lời ca ngợi Đức Phanxicô đã có can đảm ngồi cho một cuộc phỏng vấn dài và có tính bản thân đến thế, một điều mà không phải ai cũng “dám”. Đức Phanxicô đã không ngại phát biểu đủ điều về lối cầu nguyện của ngài, lối sống thánh thiện của ngài, các hy vọng và thất vọng của ngài. Ngài quả đang đồng hành với ta. 

Thái độ trên hết sức cần thiết cho công cuộc tân phúc âm hóa từng khởi diễn với hai Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, nhờ thế Đức Phanxicô đã phá tan các ấn tượng xấu người ta vẫn có về các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo, vốn được coi như gây trở ngại cho việc truyền bá tin mừng của Giáo Hội. 

Trước thái độ này, người xưa nay cảm thấy mình bị Giáo Hội cho ra rìa thì hết sức hân hoan, còn người sống theo kỷ luật, có khuynh hướng tín lý hơn, thì dường như không hài lòng lắm. Tuy nhiên, theo Đức HY Dolan, cả hai nhóm người này đều bỏ sót điều gì đó, hay đúng hơn, một ai đó. Có lẽ Đức Phanxicô sẽ rất thất vọng nếu người ta chỉ chú ý tới ngài, tới cuộc phỏng vấn ngài, tới các tuyên bố của ngài, mà quên mất Chúa Giêsu. Ngài muốn ta trước nhất chú ý tới Chúa Giêsu, nhấn mạnh tới Người, tới con người, giáo huấn, ơn cứu rỗi, lời mời gọi, cái chết và sự phục sinh của Người, mọi cái khác tự nhiên sẽ đến. 

Mittwoch, September 18, 2013

BÀI GIÁO LÝ 12 VỀ KINH TIN KÍNH CỦA ĐTC PHANXICÔ: HỘI THÁNH LÀ MẸ CÁC KITÔ HỮU


Tất cả chúng ta đều được mời gọi đóng góp trong việc sinh ra các Kitô hữu mới trong đức tin; chúng ta được mời gọi để thành những nhàgiáo dục đức tin, để loan báo Tin Mừng… . Tất cả chúng ta đều thông phần vào tình mẫu tử của Hội Thánh, để ánh sáng của Đức Kitô có thể chiếuđến tận cùng trái đất.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 11 tháng 9 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin và nói về Hội Thánh là Mẹ của các Kitô hữu.”
* * * 
Anh chị em thân mếnChào anh chị em!
Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giáo lý về Hội Thánh trong “Năm Đức Tin”này.  Trong số những hình ảnh mà Công Đồng Vaticanô II đã chọn để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của Hội Thánh, có hình ảnh người mẹ”: Hội Thánh là mẹ của chúng ta trong đức tin và đời sống siêu nhiên (x.  Hiến Chế Tín LýLumen Gentium, 614154142 ).  Và “một trong những hình ảnh được sử dụng bởi các Giáo Phụ của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu và tôi nghĩ rằnghình ảnh này cũng có thể hữu dụng cho chúng ta.  Đối với tôi đó là một trong những hình ảnh đẹp nhất của Hội Thánh: Mẹ Hội Thánh! Hội Thánh là mẹ như thếnào và bằng cách nào? Chúng tbắt đầu với thực tại nhân loại của việc làm mẹ:cái gì làm thành một người mẹ?

Samstag, September 14, 2013

Đức Mẹ Sầu Bi - 15/09

"ĐỜI LÀ BỂ KHỔ"
Lm. Đaminh M. Nguyễn P. Long, CSsR
Tháng Chín được đánh dấu bởi những biến cố quan trọng khó quên đã xảy ra trong lịch sử nhân loại chúng ta. Trước hết, theo phụng vụ, chúng ta kính nhớ ngày Sinh Nhật của Đức Trinh Nữ Maria (ngày 8 tháng 9). Sự chào đời của Mẹ Maria là niềm vinh dự và hy vọng cho toàn thể thụ tạo nói chung, và cho con người nói riêng. Sau đó ta thấy có Lễ Suy Tôn Thánh Giá (ngày 14 tháng 9), và ngay sau đó là Lễ Mẹ Sầu Bi (15 tháng 9). Đó là theo lịch phụng vụ Giáo hội, còn theo lịch sử mới đây, thì mỗi lần bước vào Tháng Chín, thế giới và cách riêng quốc gia Hoa Kỳ, lập tức liên tưởng đến biến cố 9-11 đau thương đã xảy ra tại thành phố New York cách đây chỉ vài năm. Khách quan nhìn vào, ta thấy những biến cố ấy đều nói lên ý nghĩa củahai tiếng: đau khổ. Vì thế, trong giới hạn khuôn khổ của giấy bút, xin phép cho chúng tôi được cùng với bạn đọc suy gẫm và chia sẻ về “cái đau của người Mẹ” khi Mẹ Maria phải đối diện với những thử thách và biến cố đau thương trong cuộc đời mình.

Freitag, September 13, 2013

Lễ Suy Tôn Thánh Giá

Lm Giuse Đinh lập Liễm

I. LƯỢC SỬ LỄ KÍNH THÁNH GIÁ.
        1. Suy tôn thánh giá Chúa.
        Dưới thời hoàng đế Hérachius I, những người Ba tư xâm chiếm Giêrusalem và lấy mất phần chính của thánh giá thật mà thánh Hélène, mẹ của hoàng đế Constantin đã để lại. Hérachius nhất định chiếm lại thánh giá này. Ngài cầu nguyện, xin Chúa giúp đỡ và nung nấu lòng can đảm. Quả nhiên, lời cầu xin của vua dược Chúa chấp nhận, ngài đã đánh bại được quân Ba tư và trở về Constantinople giữa tiếng reo hò của dân chúng. Với những cành olive, những ngọn đuốc cháy sáng, thánh giá thật của Chúa được tôn vinh trong bầu khí khải hoàn. Hoàng đế tràn trề sung sướng muốn trở về Giêrusalem với thánh giá này sau mười bốn năm lưu lạc.

Donnerstag, September 12, 2013

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô: Hội Thánh là Mẹ các Kitô Hữu
Phaolô Phạm Xuân Khôi9/12/2013
“Tất cả chúng ta đều được mời gọi đóng góp trong việc sinh ra các Kitô hữu mới trong đức tin; chúng ta được mời gọi để thành những nhà giáo dục đức tin, để loan báo Tin Mừng… . Tất cả chúng ta đều thông phần vào tình mẫu tử của Hội Thánh, để ánh sáng của Đức Kitô có thể chiếu đến tận cùng trái đất.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành ngày 11 tháng 9 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và Năm Đức Tin và nói về Hội Thánh là Mẹ của các Kitô hữu.”

* * *


Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta tiếp tục bài giáo lý về Hội Thánh trong “Năm Đức Tin” này. Trong số những hình ảnh mà Công Đồng Vaticanô II đã chọn để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của Hội Thánh, có hình ảnh “người mẹ”: Hội Thánh là mẹ của chúng ta trong đức tin và đời sống siêu nhiên (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 6, 14, 15, 41, 42 ). Và “một trong những hình ảnh được sử dụng bởi các Giáo Phụ của Hội Thánh trong những thế kỷ đầu và tôi nghĩ rằng hình ảnh này cũng có thể hữu dụng cho chúng ta. Đối với tôi đó là một trong những hình ảnh đẹp nhất của Hội Thánh: Mẹ Hội Thánh! Hội Thánh là mẹ như thế nào và bằng cách nào? Chúng ta bắt đầu với thực tại nhân loại của việc làm mẹ: cái gì làm thành một người mẹ?

1. Trước hết một người mẹ sinh ra sự sống, bà cưu mang con trong cung lòng mình trong vòng chín tháng và sau đó mở ra cho nó vào cuộc sống, sinh ra nó. Hội Thánh cũng giống như thế vì sinh ra chúng ta trong đức tin, qua công trình của Chúa Thánh Thần là điều làm cho Hội Thánh sinh hoa trái, như Đức Trinh Nữ Maria. Cà Hội Thánh lẫn Đức Trinh Nữ Maria đều là những người mẹ; những gì người ta có thể nói về Hội Thánh thì cũng có thể nói về Đức Mẹ và những gì người ta có thể nói về Đức Mẹ thì cũng có thể nói về Hội Thánh! Chắc chắn rằng đức tin là một hành động cá nhân:
ĐTC: Hãy yêu mến Giáo Hội là mẹ đã sinh chúng ta ra trong đức tin
Linh Tiến Khải9/11/2013
Chúng ta hãy yêu mến Giáo Hội, vì Giáo Hội là Bà Mẹ đã cho chúng ta chào đời trong đức tin bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. Đức tin đó là ơn Thiên Chúa ban cho chúng ta qua gia đình, qua cộng đoàn dậy chúng ta nói ”Tôi tin”. Và chúng ta tất cả đều được mời gọi cộng tác vào việc làm cho các tín hữu mới sinh ra trong đức tin, giáo dục đức tin và loan báo Tin Mừng.

Kính thưa qúy vị thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với gần 100.000 tín hữu và du khách hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thư tư hàng tuần hôm qua tại quảng trường thánh Phêrô. Xe díp chở Đức Thánh Cha đã bắt đầu ra quảng trường lúc 9 giờ 45 qua các lối đi để ngài chào tín hữu.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bày đề tài giáo lý ”Giáo Hội là ”mẹ”. Ngài nói trong các hình ảnh mà Công Đồng Chung Vaticăng II đã chọn để giúp chung ta hiểu rõ hơn bản chất của Giáo Hội nghĩa là bản chất là ”mẹ”: Giáo Hội là mẹ chúng ta trong đức tin, trong cuộc sống siêu nhiên (LG 6.14.15.41.42). Đó là một trong các hình ảnh hay được các giáo phụ dùng nhất trong các thế kỷ đầu, nhưng tôi nghĩ nó cũng hữu ích đối với chúng ta. Đối với tôi đó là hình ảnh đẹp nhất của Giáo Hội: Giáo Hội mẹ.

Mittwoch, September 11, 2013

Thánh Danh Đức Maria 12-9

Huấn Từ Truyền Tin về Lễ Thánh Danh Mẹ Maria
và về phong trào Tông Đồ Giáo Dân
Nguồn : thoidiemmaria.net
Chúa Nhật 12/9/2004 là ngày Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Danh Maria của Đức Mẹ theo sắc lệnh điều chỉnh mới của Toà Thánh ban hành vào Mùa Chay năm 2002. Cũng trong lần điều chỉnh phụng vụ lần hai từ sau Công Đồng Chung Vaticanô II này, Mẹ Maria có thêm một lễ nữa, đó là Lễ Mẹ Fatima 13/5 hằng năm. Tổng cộng mỗi năm Đức Mẹ có tất cả 16 Lễ, ngoại trừ hai Lễ, Lễ Đức Mẹ Guadalupê và Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết. Ngày xưa còn có Lễ Đức Mẹ Chuộc Kẻ Làm Tôi 24/9 nữa.

Riêng Lễ Mẹ Guadalupê 12/12 mới chỉ được tôn kính ở Mỹ Châu, chưa được kính trong Giáo Hội hoàn vũ; và Lễ Cung Hiến Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma ngày 5/8 cũng gọi là Lễ Đức Mẹ Xuống Tuyết (St Mary ad Nives hay St Mary of the Snow), vì theo truyền khẩu thì Mẹ Maria đã chọn nơi này để xây một nhà thờ cho Mẹ, bằng cách làm một phép lạ cho tuyết rơi xuống ngay vào mùa hè, và hiện ra trong giấc mơ của một nhà quí tộc tên là Gioan, người đã xây dựng nhà thờ ấy trên Đồi Esquiline vào thời giáo hoàng Liberius (352-366), bởi thế Đền Thờ Đức Bà Cả này đầu tiên được gọi là Đền Thờ Liberian. 
Thánh Danh Đức Maria 12-9

 DANH CỰC THÁNH  ĐỨC MARIADịch: Lê Xuân Mai
Nguyên tác: Mark Alessio
Mẹ Maria trình diện chúng ta cho Chúa Kitô. Mẹ dâng những nhu cầu và lời van nài của chúng ta lên Chúa. Mẹ là khí cụ của lòng thương xót Chúa và là người quản lý “kho tàng ân sủng” mà Chúa đã dành được cho chúng ta trên đồi Canvariô; Mẹ an ủi tâm hồn chúng ta và qua sự chăm sóc từ mẫu, Mẹ ban cho con cái của Mẹ bất cứ sự bình an và hạnh phúc nào mà chúng ta biết được trong thung lũng đầy nước mắt này – đó là bình an của Chúa Kitô, không gì có thể hơn được.
“Ôi danh thánh Đức Maria! Lòng trí vui mừng ngây ngất, miệng lưỡi được hưởng vị ngọt như mật ong, tai nghe như nhạc điệu êm đềm đối với người có lòng sùng kính Mẹ!  
Thánh Antôn thành Padua. Năm 1231.

Dienstag, September 03, 2013

Sinh Nhật Đức Maria 8-9

 MỪNG SINH NHẬT ĐỨC TRINH NỮ MARIA
Antôn Lương Văn Liêm
“Này đây một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta” (Mt 1,23).
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, dẫn dắt và tác động, Giáo hội Đông phương đã mừng lễ sinh nhật Đức Mẹ từ những năm 560, đến năm 715, Giáo hội Tây phương do Đức Thánh Giáo hoàng Sergiô I thiết lập lễ sinh nhật Đức Mẹ. Thế kỷ XI, Thánh Giám mục Fulbertô có công truyền bá lễ này khi làm giám mục thành Chartres, ngài đã mừng lễ này trọng thể, sau đó lễ sinh nhật Đức Mẹ được truyền bá khắp nơi. Đức Innocentê IV khởi xướng làm tuần 8 ngày trước lễ. Đức Grêgôriô XI đặt lễ vọng và ngày chay trước lễ. Đức Thánh Piô X bỏ lễ vọng và tuần tám. Lễ Sinh nhật Đức Mẹ ngày 8-9, đúng 9 tháng sau lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày 8-12.