Trang chủ

Donnerstag, Oktober 24, 2013

NĂM ĐỨC TIN

 Đức Mẹ Là Hình Ảnh và Khuôn Mẫu của Hội ThánhBài Giáo Lý 18 về Kinh Tin Kính của ĐTC Phanxicô
Nguồn: Vietcatholic
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
 “Hội Thánh là Tông Truyền vì được thiết lập trên lời cầu nguyện và lời rao giảng của các Tông Đồ, trên thẩm quyền đã được chính Đức Kitô trao cho các ngài.  … và vì được sai đi đểmang Tin Mừng đến cho toàn thể thế giới .
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính và nói về Đức Mẹ như một hình ảnh vàkhuôn mẫu của Hội Thánh.
* * *
Anh chị em thân mếnchào anh chị em!
Tiếp tục loạt bài giáo lý về Hội Thánh, hôm nay tôi muốn nhìn lên Đức Mẹ Maria như một hình ảnh và khuôn mẫu của Hội Thánh.  Tôinhắc lại cách diễn tả của Công Đồng Vaticanô II.  Nói rằng Hiến Chế Lumen Gentium nói: “Như Thánh Ambrôsiô dạy, Mẹ Thiên Chúa là một hính ảnh của Hội Thánh theo thứ bậc đức tin, đức ái vàsự kết hợp hoàn hảo với Đức Kitô” (số 63).
1.  Chúng ta bắt đầu từ điểm thứ nhấtĐức Mẹ Maria là một khuôn mẫu của đức tin.  Đức Mẹ là khuôn mẫu cho đức tin của Hội Thánhtheo nghĩa nàoChúng ta hã0y nghĩ xem Đức Trinh Nữ Maria là ai: một thiếu nữ Do Thái, đang chờ đợi ơn cứu độ của dân mình bằngcả tâm hồn.  Nhưng trong tâm hồn của người con gái trẻ của Israelnày đã có một bí mật mà cô vẫn chưa biết: trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa cô đã được tiền định để trở thành Mẹ Đấng Cứu Thế.  Lúc Truyền Tin, sứ thần của Thiên Chúa gọi cô là “đầy ơn phúc” và t lộ kế hoạch này.  Đức Maria trả lời “xin vâng” và từ lúcđó đức tin của Mẹ nhận được một ánh sáng mới: Mẹ chú tâm vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng đã mặc lấy nhục thể từ Mẹ và trong Người lời hứa về toàn thể lịch sử cứu độ được thực hiện.  Đức tin của Đức Mẹ Maria là sự thể hiện đức tin của dân Israel,trong Mẹ tập trung tất cả cách thế, tất cả con đường của dân đangchờ đợi được cứu chuộc, và theo nghĩa này đức tin của Mẹ là khuôn mẫu đức tin của Hội Thánh, là đức tin có Đức Kitô làm trọng tâm, là sự nhập thể của Thiên Chúa tình yêu vô hạn.

Dienstag, Oktober 22, 2013

Tháng Mân Côi

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI: CÙNG MẸ XIN VÂNG
Lời Chúa: Cv. 1, 12-14; Gl. 4, 4-7; Lc. 1, 26-38
Nguồn: Anmai, CSsR
Trong số các lễ nhớ Đức Maria, ngoài lễ Đức Mẹ Lộ Đức và lễ Đức Bà Camêlô, còn có lễ Đức Mẹ Mân Côi, do Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII thành lập năm 1573. Nhưng để biết nguồn gốc của lễ này trước hết phải tìm hiểu lịch sử Kinh Mân Côi ”Rosario”. Từ Rosario phát xuất từ chữ Latinh ”Rosarium” có nghĩa là vườn hồng, khóm hồng, tràng hoa hồng, hoặc chuỗi hoa hồng, và cũng còn gọi là Kinh Mân Côi.

Sở dĩ gọi là ”chuỗi hoa hồng” hay ”tràng hoa hồng” là vì nó bao gồm nhiều hạt. Mỗi một hạt là một kinh Kính Mừng. Khi đọc nó giống như một đóa hồng tín hữu dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Rồi nó cũng được gọi là Kinh Mân Côi, vì Mân là tên của một loại ngọc, Côi là một thứ ngọc tốt, ngọc quí lạ. Kinh Mân Côi là “Kinh Ngọc”, là ”chuỗi ngọc Mân và ngọc quí lạ”. Mỗi một kinh Kính Mừng dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đầy ơn phước, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, là ngọc Mân, ngọc đẹp quí lạ tín hữu dâng lên Đức Trinh Nữ Maria.

Lễ Đức Mẹ Mân Côi trước kia người ta ít lưu tâm đến, nhưng từ khi Đức Mẹ ban ơn lạ lùng cho Đạo Binh Thánh Giá chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lépante vào năm 1571, Đức Thánh Cha Piô V đã cho phổ biến lễ này một cách rộng rãi trong Hội Thánh toàn cầu. Đức Thánh Cha Lêô XIII đã giải thích tầm quan trọng của lễ Mân Côi trong rất nhiều thông điệp Ngài ban bố. Đến nay, người Kitô hữu trên toàn thế giới đã mừng lễ này cách rất sốt sắng và tôn kính đặc biệt đối với lễ Mân Côi.

Samstag, Oktober 19, 2013

Đức Thánh Cha giải thích ”Giáo Hội tông truyền”
LM. Trần Đức Anh OP10/18/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương sáng thứ tư, 16-10-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích ý nghĩa ”Giáo Hội tông truyền” và nhắn nhủ các tín hữu cầu nguyện và loan báo Tin Mừng.

Như thường lệ, ĐTC đã đi ra Quảng trường Thánh Phêrô hơn nửa giờ trước khi bắt đầu buổi tiếp kiến, để chào thăm các tín hữu dọc theo các lối đi. Cạnh lễ đài có 2 HY và 20 GM tham dự buổi tiếp kiến.

Bài Giáo Lý của Đức Thánh Cha

”Khi chúng ta đọc kinh Tin Kính, chúng ta nói: ”Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”. Tôi không biết có bao giờ anh chị em suy nghĩ về ý nghĩa của thành ngữ ”Giáo Hội là tông truyền” hay không. Có lẽ vài lần, khi đến Roma, anh chị em đã nghĩ đến tầm quan trọng của thánh Phêrô và Phaolô là những người đã hiến mạng sống để mang đến và làm chứng cho Tin Mừng.

Tuyên xưng rằng Giáo Hội là tông truyền có nghĩa là nhấn mạnh mối liên hệ cấu thành của Giáo Hội với các Tông Đồ, với nhóm nhỏ 12 người mà một hôm Chúa Giêsu đã kêu gọi, ngài gọi đích danh, để họ ở lại với Ngài và để sai họ đi rao giảng (Xc Mc 3,13-19). Thực vậy, ”Tông đồ” là một từ Hy Lạp có nghĩa là ”được sai đi”, ”được phái đi”.

Tông đồ là một người được sai đi, được gửi đi để làm cái gì đó. Đó là một lời mạnh mẽ và các Tông đồ đã được Chúa Giêsu tuyển chọn, được kêu gọi và sai đi, để tiếp tục công việc của Chúa, nghĩa là: cầu nguyện, đó là công việc đầu tiên của một tông đồ. Thứ hai là loan báo Tin Mừng. Đây là điều quan trọng, vì khi nghĩ đến các tông đồ, chúng ta nghĩ các vị chỉ đi loan báo Tin Mừng, làm bao nhiêu công việc.. Nhưng trong thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội, đã có một vấn đề, vì các tông đồ làm bao nhiêu là việc, không xuể. Vì thế các vị đã chọn các phó tế để có thể có giờ cầu nguyện và loan báo Lời Chúa. Và khi chúng ta nghĩ đến những người kế vị các tông đồ là các Giám Mục, cả Giáo Hoàng cũng là giám mục, chúng ta phải tự hỏi xem người kế vị Tông đồ này có cầu nguyện hay không, rồi loan báo Tin Mừng. Vì thế, Giáo Hội là tông truyền. Và tất cả chúng ta nếu muốn là tông đồ, thì chúng ta cũng phải tự hỏi: tôi có cầu nguyện cho sự cứu độ thế giới và loan báo Tin Mừng hay không?. Đó là Giáo Hội tông truyền. Đó là một liên hệ cấu thành mà chúng ta đang có với các tông đồ.

Dienstag, Oktober 15, 2013


Đức Phanxicô và phương thức tân phúc âm hóa
Vũ Văn An10/15/2013
Năm Đức Tin sắp tới ngày kết thúc, dù việc phúc âm hóa vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội. Tuần này, Zenit có hai bản tin quan trọng về sứ mệnh phúc âm hóa trong Giáo Hội.

Tiền đình dân ngoại

Không phải đến thời Đức Phanxicô, Giáo Hội Công Giáo mới mạnh dạn nói chuyện với người vô tín ngưỡng. Sáng kiến “Tiền Đình Dân Ngoại” vốn là sáng kiến của vị tiền nhiệm ngài, nhằm khuyến khích người Công Giáo đón mời người vô tín ngưỡng bước vào ‘tiền đình” Đức Tin. 

Ngày 14 tháng Mười vừa qua, có tin một hội nghị thuộc sáng kiến này sẽ được tổ chức tại Bá Linh, Đức, từ ngày 26 tới ngày 28 tháng Mười Một, dưới sự bảo trợ của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và Hội Đồng Giám Mục Đức. 

Theo Đức TGM Zollititsch, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đây sẽ là diễn đàn đối thoại giữa người tin và người không tin. Ngài cho hay: “Tại đây, người tin, người bất khả tri và người vô thần sẽ gặp nhau tại thủ đô để thảo luận về các vấn đề đã được chọn lựa: họ sẽ thảo luận sâu sắc thuyết nhân bản đạo đức, sự cao cả của niềm tin vào Thiên Chúa, sự tự do của nghệ thuật và thẩm mỹ, tôn trọng thiên nhiên, các khía cạnh và mô thức của con người, và cả các khía cạnh của ơn thánh và phẩm giá con người cùng lòng sùng kính nữa”. 

Nhân dịp này, sẽ có cuộc diễn hành tại Viện Bảo Tàng Bode, nơi nổi tiếng trưng bày cả các công trình nghệ thuật thánh lẫn nghệ thuật đời. Theo Đức TGM, đây là “một biểu thức khôn sánh nói lên hành vi và cuộc đời của cả người tin lẫn người không tin”. 

Cuộc diễn hành được biên đạo vũ này có chủ đề chính là câu hỏi “Bạn có tin điều bạn biết hay bạn có biết điều bạn tin hay không?”. Chủ đề này cùng với việc phát biểu âm nhạc và nghệ thuật bằng thể lý nhằm nói lên niềm hy vọng vào cuộc đối thoại giữa tín hữu và người vô thần. 

Linh mục và là một tiến sĩ Dòng Tên, Hans Langendörfer, Tổng Thư Ký của HĐGM Đức, quả quyết rằng biến cố này nhằm nói lên sự hiện diện trí thức của Giáo Hội, cho phép một cuộc đối thoại cụ thể với người khác. Tiến sĩ Joachim Hake, Giám Đốc Hàn Lâm Viện Công Giáo của TGP Bá Linh, tuyên bố rằng “Tiền Đình Dân Ngoại” không nhằm có đại diện của nhiều xu hướng khác nhau bàn về các niềm tin của họ, nhưng đúng hơn là phương tiện để lên tiếng một cách tôn trọng và hiểu biết qua các kinh nghiệm sống khác nhau của nhiều người khác nhau. 

Đức TGM Zollitsch cho rằng cuộc phỏng vấn của Đức Phanxicô dành cho nhà báo vô thần Eugenio Scalfari mới đây là điển hình hoàn hảo cho cuộc đối thoại lần này. “Nó là lời mời gọi tôn trọng ý kiến của người khác”. 

Dạy bằng cách đi ra ngoài

Chịu rời nơi thánh của Đền Thờ để bước ra tiền đình dân ngoại nói chuyện với người không cùng chia sẻ niềm tin với mình đã là một bước can đảm rồi, nhưng với Đức Phanxicô, như thế hình như vẫn chưa đủ. Ta cần rời cả phòng áo để bước hẳn ra ngoài phố nữa. 

Sonntag, Oktober 13, 2013

Thánh lễ và nghi thức phó thác cho Đức Mẹ Fatima do Đức Thánh Cha cử hành
LM. Trần Đức Anh OP10/13/2013
VATICAN - 200 ngàn tín hữu đã tham dự thánh lễ ĐTC Phanxicô cử hành sáng ngày 13-10-2013 với nghi thức phó thác cho Đức Mẹ Fatima vào cuối thánh lễ tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Lúc 8 giờ sáng, Tượng Đức Mẹ Fatima nguyên bản đã được trực thăng của không lực Italia chở từ Đền Thánh Đức Mẹ Tình Yêu Thiên Chúa (Divino Amore) từ ngoại ô Roma, nơi diễn ra buổi canh thức suốt đêm, về Vatican, và sau đó được rước ra Quảng trường Thánh Phêrô, trong khi chờ đợi thánh lễ ĐTC cử hành từ lúc 10 giờ rưỡi. Giống như chiều thứ bẩy hôm trước, Tượng Đức Mẹ đã được rước qua các lối đi để các tín hữu chào kính.

Thánh lễ sáng hôm qua là cao điểm trong hai Ngày Thánh Mẫu được tổ chức tại Roma trong khuôn khổ Năm Đức tin. Các tín hữu hiện diện tại Quảng trường, tràn ra đến gần cuối đường Hòa Giải, trong số này có 48 phái đoàn chính thức đại diện các Hội đoàn Thánh Mẫu tại 48 nước trên thế giới, kể cả một số nước ở xa như Australia, Ấn độ, Argentina, Nhật Bản, Hoa Kỳ và nhiều nước Nam Mỹ. Đồng tế với ĐTC có hơn 1 ngàn LM và một số GM trong áo lễ màu xanh lá cây.

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Trong bài giảng Thánh Lễ, dựa vào các bài đọc của Chúa Nhật thứ 28 thường niên năm C, ĐTC nêu bật tấm gương của Mẹ Maria để cho Chúa làm kinh ngạc, trung thành với Chúa và xác tín Chúa là sức mạnh của chúng ta. Ngài nói:
”Hãy hát mừng Chúa một bài ca mới, vì Ngài đã thực hiện những việc diệu kỳ” (Tv 97,1).

Ngày hôm nay chúng ta đứng trước một trong những điều kỳ diệu của Chúa: đó là Đức Maria! Một thụ tạo khiêm hạ và yếu đuối như chúng ta, được chọn để làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Đấng Tạo Hóa.

Chính khi nhìn Mẹ Maria, dưới ánh sáng các bài đọc chúng ta đã nghe, tôi muốn cùng với anh chị em suy tư về 3 thực tại: Thiên Chúa làm cho chúng ta ngạc nhiên, Thiên Chúa yêu cầu chúng ta trung thành, Thiên Chúa là sức mạnh của chúng ta.

Samstag, Oktober 12, 2013

Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự buổi cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima
LM. Trần Đức Anh OP10/12/2013
VATICAN. Gần 100 ngàn tín hữu đã tham dự buổi cầu nguyện với Đức Mẹ Fatima do ĐTC Phanxicô chủ sự tại Quảng trường Thánh Phêrô chiều ngày thứ bẩy 12-10-2013.

Buổi cầu nguyện diễn ra trong khuôn khổ Ngày Thánh Mẫu trong Năm Đức Tin, với cao điểm là Thánh Lễ và nghi thức ĐTC tái thánh hiến thế giới cho Trái Tim Đức Mẹ sáng Chúa Nhật 13-10-2013, kỷ niệm đúng 96 năm Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng tại Fatima.

Sự hiện diện của nguyên bản tượng Đức Mẹ Fatima

Theo lời yêu cầu của ĐTC, nguyên bản Tượng Đức Mẹ được đưa ra khỏi Đền Thánh Fatima và đưa về Roma. Đây là biến cố rất họa hiếm. Lần trước đây là vào dịp Đại Năm Thánh 2000, khi Chân phước Gioan Phaolô 2 cử hành nghi thức phó thác thế giới và Giáo Hội cho Đức Mẹ, ngày 8-10-2000 tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của 1.500 GM thế giới. Trong triều thiên của Tượng, có gắn viên đạn do ĐTC Gioan Phaolô 2 tặng, viên đạn mà tên Ali Agca đã bắn vào ngài trong cuộc mưu sát ngày 13-5-1981.

Tượng Đức Mẹ Fatima được chở tới Phi trường Fiumicino ở Roma chiều 12-10-2013. Từ đây lúc 1 giờ rưỡi, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng đã đón rước và tháp tùng về Vatican trên một máy bay trực thăng tối tân của không đoàn 15 thuộc không lực Italia. Chặng dừng đầu tiên của tượng diễn ra tại nhà nguyện trong nhà của Đức Nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16 để ngài cầu nguyện một lát, trước khi được rước đến Nhà Trọ Thánh Marta và được ĐTC Phanxicô trực tiếp chào kính.

Lúc gần 4 giờ chiều, tượng Đức Mẹ Fatima được long trọng rước ra Quảng trường thánh Phêrô. Dẫn đường là Đức TGM Fisichella và Tượng được 4 Vệ Binh Thụy Sĩ và Hiến Binh Vatican tháp tùng. Các tín hữu đã tụ tập tại đây từ hàng giờ trước đó. Họ đứng tràn ra tới giữa đường Hòa Giải. Hiện diện cạnh lễ đài có hơn 30 HY và Giám Mục.
Tượng Đức Mẹ được rước qua các khu vực khác nhau ở Quảng trường để các tín hữu chào kính. Họ vẫy khăn tay màu trắng khi Tượng Đức Mẹ đi qua, theo thói quen ở Fatima, trong khi ca đoàn hát bài Ave Maria.

Cầu nguyện

Lúc gần 5 giờ chiều, ĐTC Phanxicô tiến vào Quảng trường. Trong lời chào mừng, Đức TGM Fisichella đã giới thiệu hơn 800 hội đoàn Thánh Mẫu được các GM hoặc LM tuyên úy tháp tùng đến tham dự buổi cầu nguyện.
Lễ Ðức Mẹ Fatima

Tháng 10 và Fatima
GM JB. Bùi Tuần
Trong Giáo Hội Việt Nam, tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ cách đặc biệt. Đặc biệt ở việc lần chuỗi Mân Côi đều khắp. Đặc biệt còn ở chỗ sốt sắng nhớ về biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.Đức Mẹ hiện ra ở Fatima nhiều lần. Lần hiện ra sau cùng là vào ngày 13 tháng 10 năm 1917.
Ở Fatima, Đức Mẹ đã cho con cái Mẹ nhìn thấy một tình hình khủng khiếp. Nhưng đồng thời cũng đem lại cho đoàn con niềm hy vọng cứu rỗi. Những gì Đức Mẹ nhắn nhủ ở Fatima chỉ là nhắc lại những điều căn bản của Phúc Âm. Toà Thánh đã công nhận biến cố Fatima.
Trước tình hình thế giới hiện nay có khả năng bùng nổ nhiều bất ổn bất ngờ, tôi thiết nghĩ sự nhắc lại sứ điệp Fatima là điều hữu ích, cần làm.
Những gì tôi nhắc lại dưới đây về biến cố Fatima đều được rút ra từ tài liệu chính thức phát hành ở Fatima. Đó là tạp chí nói về hai Á thánh Phanxicô và Giaxinta, số tháng 9/2004. Tất nhiên đây là những thông tin, không buộc phải tin, nhưng nên tiếp thu suy gẫm.
Những cảnh khủng khiếp.
Theo tiết lộ của Lucia được viết ra trên giấy, để nộp cho Giáo quyền và đã được Toà Thánh cho phép công bố năm 2000, thì Đức Mẹ hiện ra tại Fatima đã cho ba trẻ thấy hai cảnh khủng khiếp này:
Một cảnh khủng khiếp xảy ra cho Hội Thánh ở thế gian này.

Donnerstag, Oktober 10, 2013

Tháng Mân Côi

SUY NIỆM LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
Nguồn: WHĐ
1. Kinh Mân Côi
Ngày 10.3.1615 tại Glascow, một vị thừa sai nổi tiếng, đó là cha Ogilive bị hành quyết vì tội rao giảng Phúc Âm. Trong giây phút cuối cùng đứng trên đoạn đầu đài, nhìn thấy hàng ngàn người đến xem, ngài muốn để lại cho họ một kỷ niệm, nên đã lấy cỗ tràng hạt của mình mà ném vào đám đông. Xâu chuỗi rơi trúng một ông hoàng nước Hung Gia Lợi đang trên đường du học và đã có một đời sống không mấy tốt đẹp. Ông hoàng này đã thực sự xúc động khi nhận lấy xâu chuỗi, và cũng nhờ xâu chuỗi, ông đã từ bỏ được nếp sống tội lỗi, trở nên một người đạo đức và yêu mến kinh Mân Côi.
Từ câu chuyện trên, chúng ta hãy nhớ lại những mệnh lệnh của Mẹ tại Fatima. Đúng thế, vào năm 1917, Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima với 3 em nhỏ. Và qua 3 em nhỏ Mẹ đã truyền dạy chúng ta: Hãy tôn sùng trái tim Mẹ, hãy cải thiện đời sống và hãy siêng năng lần hạt Mân Côi. Nếu suy nghĩ một chút chúng ta sẽ thấy mệnh lệnh thứ ba bao gồm cả hai mệnh lệnh trên. Bởi vì nhờ việc siêng năng lần hạt, chúng ta biểu lộ được lòng tôn sùng kính mến đối với Mẹ, đồng thời nhờ việc siêng năng lần hạt, chúng ta sẽ tìm thấy những tiêu chuẩn hướng dẫn cho việc cải thiện đời sống để mỗi ngày một trở nên tốt lành thánh thiện hơn. Chính vì thế, Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã gọi kinh Mân Côi là hơi thở của mọi tâm hồn, là bông hồng thiêng liêng dâng kính Mẹ, là việc đạo đức thích hợp cho mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc.

Mittwoch, Oktober 09, 2013

Đức Giáo Hoàng tiếp kiến chung: Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào?
LM. Trần Đức Anh OP10/9/2013
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung 80 ngàn tín hữu hành hương sáng ngày 9-10-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích về đặc tính ”Công Giáo” của Giáo Hội.

Quảng trường Thánh Phêrô như ”một rừng” các ô dù nhiều màu, tràn ra tới nửa đường Hòa Giải. Tuy trời mưa, ĐTC vẫn dành 40 phút đi xe díp mui trần màu trắng, tiến qua các lối đi ở Quảng trường để chào thăm các tín hữu.
Trong số đông đảo các GM hiện diện cũng có nhiều GM đến từ hai nước Ethiopia và Eritrea bên Phi châu. Trước đó, các vị đã cùng với ĐHY Leoardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, cử hành thánh lễ trước mộ thánh Phêrô Tông Đồ để cầu nguyện cho các thuyền nhân bị thiệt mạng trong vụ vượt biên hôm 3-10 vừa qua gần đảo Lampedusa, cực nam Italia, trong đó có đông đảo người Ethiopie và Eritrea.

Sau phần tôn vinh lời Chúa, ĐTC đã bắt đầu bài giáo lý về đề tài: ”Giáo Hội Công Giáo”, qua đó ngài xác định Giáo Hội là Công Giáo theo nghĩa nào, và ngài cổ võ các tín hữu tăng cường tình hiệp thông và tích cực tham gia vào đời sống của Giáo Hội.

Bài giáo lý của ĐTC

Anh chị em thân mến, chào anh chị em.. Nhưng tôi thấy rằng hôm nay, một ngày trời xấu, anh chị em thật can đảm, tôi khen anh chị em!

”Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo...”. Hôm nay chúng ta dừng lại để suy tư về đặc tính này của Giáo Hội: đặc tính Công Giáo. Trước tiên, Công Giáo có nghĩa là gì? Thưa nó xuất phát từ tiếng Hy Lạp ”kathòlón” có nghĩa là ”theo tất cả”, toàn thể. Vậy đặc tính toàn thể này được áp dụng cho Giáo Hội theo nghĩa nào? Theo nghĩa nào chúng ta nói Giáo Hội là Công Giáo? Tôi muốn trình bày trong 3 ý nghĩa cơ bản.

1. Trước hết. Giáo Hội là Công Giáo vì là không gian, là căn nhà trong đó toàn thể đức tin được loan báo cho chúng ta, trong đó ơn cứu độ mà Chúa Kitô mang đến cho chúng ta, được trao tặng cho mọi người, Giáo Hội làm cho chúng ta gặp gỡ lòng từ bi của Thiên Chúa Đấng biến đổi chúng ta vì trong Giáo Hội có Chúa Giêsu Kitô hiện diện, Ngài ban cho Giáo Hội được tuyên xưng đức tin chân thực, được cuộc sống sung mãn nhờ các bí tích, thừa tác vụ thánh chức chân chính. Trong Giáo Hội mỗi người chúng ta tìm được những gì cần thiết để tin, để sống như Kitô hữu, để nên thánh, để tiến bước trong mọi nơi và mọi thời.

Sonntag, Oktober 06, 2013

Tháng Mân Côi

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI: CÙNG MẸ XIN VÂNG
Lời Chúa: Cv. 1, 12-14; Gl. 4, 4-7; Lc. 1, 26-38
Nguồn: Anmai, CSsR
Trong số các lễ nhớ Đức Maria, ngoài lễ Đức Mẹ Lộ Đức và lễ Đức Bà Camêlô, còn có lễ Đức Mẹ Mân Côi, do Đức Giáo Hoàng Gregorio XIII thành lập năm 1573. Nhưng để biết nguồn gốc của lễ này trước hết phải tìm hiểu lịch sử Kinh Mân Côi ”Rosario”. Từ Rosario phát xuất từ chữ Latinh ”Rosarium” có nghĩa là vườn hồng, khóm hồng, tràng hoa hồng, hoặc chuỗi hoa hồng, và cũng còn gọi là Kinh Mân Côi.

Sở dĩ gọi là ”chuỗi hoa hồng” hay ”tràng hoa hồng” là vì nó bao gồm nhiều hạt. Mỗi một hạt là một kinh Kính Mừng. Khi đọc nó giống như một đóa hồng tín hữu dâng kính Mẹ Thiên Chúa. Rồi nó cũng được gọi là Kinh Mân Côi, vì Mân là tên của một loại ngọc, Côi là một thứ ngọc tốt, ngọc quí lạ. Kinh Mân Côi là “Kinh Ngọc”, là ”chuỗi ngọc Mân và ngọc quí lạ”. Mỗi một kinh Kính Mừng dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng đầy ơn phước, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội, là ngọc Mân, ngọc đẹp quí lạ tín hữu dâng lên Đức Trinh Nữ Maria.

Lễ Đức Mẹ Mân Côi trước kia người ta ít lưu tâm đến, nhưng từ khi Đức Mẹ ban ơn lạ lùng cho Đạo Binh Thánh Giá chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lépante vào năm 1571, Đức Thánh Cha Piô V đã cho phổ biến lễ này một cách rộng rãi trong Hội Thánh toàn cầu. Đức Thánh Cha Lêô XIII đã giải thích tầm quan trọng của lễ Mân Côi trong rất nhiều thông điệp Ngài ban bố. Đến nay, người Kitô hữu trên toàn thế giới đã mừng lễ này cách rất sốt sắng và tôn kính đặc biệt đối với lễ Mân Côi.

Samstag, Oktober 05, 2013

Tháng Mân Côi

 Những danh nhân có lòng sùng kính Mẹ Maria Lm Nguyễn Hữu Thy
Một điều mà những tín hữu thành tâm muốn đáp lại lời hiệu triệu khẩn cấp của Mẹ Maria ở Fatima là «hãy siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày» thường phải đối mặt là những lời phê bình tiêu cực cho rằng lần hạt Mân Côi là một việc làm độc điệu và nhàm chán. Chẳng những vậy, thỉnh thoảng còn có người lên tiếng chỉ trích việc lặp đi lặp lại các Kinh quen thuộc khi lần hạt chỉ là hành động «lải nhải», «đa ngôn lắm lời», một điều mà chính Chúa Giêsu đã cảnh cáo khi cầu nguyện.

Thế nhưng, những người lên tiếng phê bình chỉ trích như thế là quá thiên lệch và chủ quan một chiều, vì họ đã quên rằng chính Chúa Giêsu cũng đã nhắc bảo chúng ta là phải luôn cầu nguyện, chứ không được sao nhãng! (x. Lc 18,1-8). Vì thế, trong khi hiện ra với thôn nữ Bernadette Soubirous ở Lộ Đức vào năm 1858, Đức Mẹ đã khẩn thiết yêu cầu nhân loại: «Hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện, hãy cầu nguyện thật nhiều!» Và tiếp đến, khi hiện ra với ba trẻ Lucia, Phanxicô và Giaxinta tại Fatima vào năm 1917, Đức Mẹ còn nhắn nhủ rõ ràng hơn: «Các con hãy siêng năng lần hạt Mân Côi mỗi ngày!»

Vậy, qua những lời phê bình chỉ trích Kinh Mân Côi như trên, chúng ta nhận diện được đa số khuynh hướng và não trạng con người ngày nay là thích chạy theo những cái thay đổi, thích tìm kiếm những điều mới lạ, chứ khó lòng ngồi yên tĩnh để suy niệm và nhận chân được những giá trị thiêng liêng cao quý chứa đựng trong các kinh nguyện. Hơn nữa đa số những người phê bình việc lần hạt Mân Côi thường là những người ít khi hay không bao giờ lần hạt cả.

Chỉ những ai thành tâm và đầy lòng yêu mến Mẹ Thiên Chúa qua các mầu nhiệm của Kinh Mân Côi, thì mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào êm ái và những lợi ích thiêng liêng to lớn do việc lần hạt Mân Côi mang lại cho chính mình và cho toàn thể nhân loại. Vì nền tảng chính yếu của Kinh Mân Côi tuyệt đối được dựa trên sự mặc khải của Kinh Thánh và chứa đựng những chân lý quan trọng nhất của đức tin Kitô giáo.

Bởi vậy, Linh mục Ludwig Gschwind, một ký giả và tác giả chuyên môn về thần học và triết học, vừa cho xuất bản cuốn sách «Perlen für Maria: Die Kraft des Rosenkranzes»(1) – Những viên ngọc dâng Mẹ Maria: Sức mạnh của tràng chuỗi Mân Côi. Trong đó ông đã giới thiệu một phương pháp mới mẻ mà ông đã khám phá ra được để trình bày những giá trị của Kinh Mân Côi. Đó là ông giới thiệu cho các độc giả những danh nhân có lòng ham chuộng việc lần hạt Mân Côi và đồng thời cũng là những vị đã từng cảm nhận được sức mạnh thiêng liêng của Kinh ấy.

Đức Giáo Hoàng đề cao giá trị của việc lần hạt trong gia đình

Cái ưu điểm của Linh mục Gschwind là ông đã trình thuật một cách khéo léo và sống động và vì thế đã làm cho người đọc thực sự cảm nhận và đánh giá đúng đắn được sự quan trọng thực tiễn của Kinh Mân Côi trong các hoàn cảnh sống khác nhau của họ.
Chất Tin Mừng trong Kinh Mâi Khôi
L.m. An-rê Đỗ Xuân Quế o.p.9/30/2013
Kinh Mai Khôi chính là kinh Mân Côi mà bình thường giáo dân nào cũng thuộc, lại siêng năng đọc mỗi ngày nữa. Đó là một thói quen rất tốt từ bao đời nay nơi nhiều người Công Giáo. Người ta đọc kinh lần hạt. Đây là hình thức cầu nguyện phổ thông và khá đơn giản, lại dễ thực hành. Rất ước mong hình thức này vẫn được duy trì trong khuôn khổ các việc đạo đức thông thường và lòng sùng kính cá nhân. Sau đây xin đề cập đến chất Tin Mừng và tính Giáo Hội trong lòng sùng kính này cho phù hợp với Hiến Chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân) chương VIII, Tông Huấn Marialis Cultus của ĐGH Phao-lô VI và Rosarium Virginis Mariae của ĐGH Gio-an Phao-lô II.

1.Nội dung hay chất Tin Mừng trong kinh Mai Khôi

Trước hết xin nói về nội dung hay chất Tin Mừng trong kinh Mai Khôi. Thời đại này, Lời Chúa được nhấn mạnh và Tin Mừng được đề cao. Một nền đạo đức mới đặt nền tảng trên Lời Chúa đã ra đời để bổ túc cho nền đạo đức cũ vốn được xây dựng trên các thứ lòng sùng kính. Vào các giai đoạn lịch sử, Lời Chúa ít được biết đến và phụng vụ là một mảnh vườn khép kín đối với giáo dân thì người ta phải chạy đến các thứ lòng sùng kính để nuôi dưỡng lòng đạo đức của mình. Đó là điều tự nhiên và dễ hiểu. Nhưng bây giờ, tình thế đã thay đổi nên lòng đạo đức cũng phải có căn bản vững vàng hơn. Căn bản đó là Kinh thánh và Phụng vụ. Ngoài thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ ra, chuỗi kinh Mai Khôi đáp ứng được đòi hỏi này, vì các kinh đọc trong đó lấy từ Kinh Thánh, Phụng Vu và các mầu nhiệm suy ngắm cũng là những mấu nhiệm về cuộc đời Chúa Cứu Thế rút ra từ các sách Tin Mừng.

Freitag, Oktober 04, 2013

Mẹ Mân Côi, Mẹ Hòa Bình
 
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 
 
 
Ngày 21 tháng 9 vừa qua, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã long trọng vinh danh Nữ Tu Công Giáo Angelique Namaika và trao tặng cho chị giải thưởng Nansen. Đây là giải thưởng cao quý của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc để tôn vinh những người làm việc với những người tị nạn. Chị Angelique Namaika đã giúp thay đổi cuộc sống của hơn 2.000 phụ nữ và các bé gái đã bị buộc phải rời nhà của họ sau khi bị nhóm Quân đội Kháng chiến của Allah lạm dụng trong những năm dài địa ngục của họ.(x. Vietcatholic 30.9.2013).
 
Hôm nay ngày 7 tháng 10, Giáo hội suy tôn một phụ nữ diễm phúc nhất trần gian, đó chính là Đức Mẹ Mân Côi. Với tâm tình sùng mộ, mọi tín hữu suy tôn Mẹ Maria là Nữ Vương Ban Sự Bình An. Suốt tháng Mân Côi, Hội Thánh khắp nơi hướng về Đức Mẹ một cách đặc biệt. Lòng sùng kính của dân Chúa đối với Đức Mẹ trong thời gian này mang một đặc điểm riêng. Đó là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi. Kinh Mân Côi là lời kinh hòa bình. Bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh cầu nguyện cho hòa bình thế giới, mỗi người cầu xin bình an cho gia đình cho tâm hồn mình.