Trang chủ

Donnerstag, Dezember 31, 2015

Lễ Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa

THÁNH MARIA, ĐỨC MẸ CHÚA TRỜIChú giải của Noel Quesson
Ngày 1 tháng 1, trong khi chúng ta chúc nhau "năm tốt lành", Giáo Hội mừng lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Và chúng ta ước nguyện đi xa hơn vào huyền nhiệm Đức Kitô. Bởi vì mỗi lần Giáo Hội nói với chúng ta về Đức Maria, chính là để nói về Đức Giêsu. Chúng ta có khẳng định quá đán, khi chúng ta nói, trong kinh Kính Mừng Maria: Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa? phải chăng một tạo vật có thể là mẹ Thiên Chúa? Phải Chăng Thiên Chúa lại sinh ra từ một người đàn bà, như Thánh Phaolô nói trong bài đọc thứ hai hôm nay (Gl 4,4).Đến nơi, họ gặp bà Maria, ông Giuse, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ.
Các mục đồng hết sức đơn thành, ở những vùng sườn đồi Bêlem, chạy vội đến để xác minh sứ điệp mà thiên thần truyền cho họ: "một Đấng Cứu độ được sinh ra cho các ngươi; Người là Đức Kitô và là Chúa". Chính là Hài Nhi mang ba danh hiệu ấy mà họ tìm đến. Ba danh hiệu trang trọng, thuộc về Thiên Chúa: Đấng Cứu Độ, Đấng chịu Xức Dầu, Đức Chúa.
Như vậy, điều đáng chú ý nhiều hớn nữa là Luca dường như xem thường Hài nhi, khi trưng dẫn Người cuối cùng; và cũng đặt người đàn ông, ông Giuse, xuống thứ hai vào thời mà người đàn bà không có giá trị ngang bằng. "Họ khám phá ra Maria". Trong cái viễn tượng đảo lộn này, có một cuộc cách mạng thần học và nhân bản nho nhỏ.

Freitag, Dezember 25, 2015

Bài giảng của ĐTC Phanxicô trong Lễ Đêm Giáng Sinh 2015 tại Đền Thánh Phêrô
LM Trần Công Nghị chuyển ngữ12/24/2015
Đêm nay "một ánh sáng tuyệt vời" chiếu sáng (Is 9: 1); ánh sáng của Chúa Giêsu giáng sinh tỏa sáng chung quanh tất cả chúng ta. Thật đúng và thời điểm trong những lời của tiên tri Isaia mà chúng ta vừa nghe: “Ngài đã mang lại niềm vui dồi dào và niềm vui lớn lao" (9: 2)! Trái tim chúng ta đã vui mừng trong chờ đợi thời điểm này; bây giờ niềm vui sung mãn và tràn đầy, vì cuối cùng lời hứa đã được thực hiện. Vui mừng hớn hở là dấu chỉ chắc chắn rằng sứ điệp chứa đựng trong mầu nhiệm của đêm này thật sự là từ Thiên Chúa. Không còn nghi ngờ gì nữa; hãy để lại sự nghi ngờ đó cho những người còn bi quan, vì chỉ tìm kiếm lý lẽ không thôi thì không bao giờ tìm ra sự thật. Không có chỗ cho sự thờ ơ đó ngự trị trong trái tim của những người không thể yêu vì sợ mất một cái gì đó. Tất cả nỗi buồn đã bị trục xuất, vì Hài Nhi Giêsu mang lại sự an ủi đích thật cho mọi trái tim.

Hôm nay, Con Thiên Chúa sinh ra, và tất cả mọi thứ thay đổi. Đấng Cứu Thế của thế giới đến để tham dự vào bản tính con người của chúng ta; chúng ta không còn lẻ loi và bị bỏ rơi. Đức Trinh Nữ cho chúng ta Con của Ngài như là sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Ánh sáng thật đã đến để soi sáng đời sống chúng ta mà thường xuyên bị bao vây bởi bóng tối của tội lỗi. Hôm nay, chúng ta một lần nữa phát hiện ra chúng ta là ai! Tối nay chúng ta đã được chỉ cho biết con đường để đạt được đoạn kết của cuộc hành trình. Bây giờ chúng ta phải bỏ đi tất cả nỗi sợ hãi, vì ánh sáng cho chúng ta thấy con đường đến Bethlehem. Chúng ta không còn bị bỏ lại đàng sau nữa; chúng ta không được phép đứng nhàn rỗi. Chúng ta phải bước ra đi để xem Đấng Cừu Thế của chúng ta nằm trong máng cỏ. Đây là lý do để vui mừng hớn hở của chúng ta: Hài Nhi này đã được "sinh ra cho chúng ta"; Ngài đã được "ban cho chúng ta", như tiên tri Isaia đã loan báo (9: 5). Biết bao con người qua hai ngàn năm đã đi qua tất cả các con đường của thế giới để loan báo cho mỗi người đàn ông và người phụ nữ hầu chia sẻ niềm vui này mà bây giờ là sứ mệnh của mỗi người chúng ta làm cho vị "Hoàng tử của hòa bình" và trở nên người tôi tớ hiệu quả ở giữa của các quốc gia.

Donnerstag, Dezember 24, 2015



Món quà mùa Giáng Sinh:“Maria, Người Phụ Nữ Đầy Quyền Năng nhất Thế Giới
Trần Oanh12/23/2015

National Geographic đã chọn “Maria, Người Phụ Nữ Đầy Quyền Năng nhất Thế Giới” trong ấn bản cuối năm 2015.
Becky Roach 2015 | Evangelization | Holy Mary16/12/2015 (phóng dịch by Oanh Tran)

Cho dù không phải là một độc giả thường xuyên của tạp chí National Geographic, bạn vẫn muốn có trong tay ấn bản của tháng Mười Hai này. Mẹ của chúng ta, Maria, chiếm toàn trang bìa với tiêu đề "Maria, Người Phụ Nữ Đầy Quyền Năng Nhất Thế Giới ". Thật thế, không phải là điều thông thường khi xã hội thế tục trao tặng một danh hiệu cao quý như vậy cho Mẹ Thiên Chúa đầy lòng khiêm nhường, Đấng mà những người Công Giáo yêu mến một cách rất sâu sắc. Có gì trong con người Maria mà đã làm cho niềm tin vào Đức Mẹ mạnh mẽ vĩ đại đến như thế?

Tôi đã không tin khi nhìn thấy tờ bìa này và thật sự cũng có thoáng chút âu lo về phong cách mà tác giả, Maureen Orth, sẽ mô tả về Đức Mẹ. Tôi đã đọc quá nhiều bài viết xuyên tạc và nhạo báng người Công Giáo về chính đức tin mà chúng ta đang gìn giữ. Ngạc nhiên thay, bài viết rất trang trọng, hấp dẫn, và đầy dữ liệu. Sau khi đọc được một phần tư bài viết này, tôi không thể cầm được nước mắt. Những câu chuyện của hàng triệu tín hữu hành hương đến những nơi Thánh Địa của Đức Mẹ để xin ơn chữa lành là những gì đã mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Cái gì về Mẹ mà đã thu hút mọi người về lại bên Mẹ đến như vậy?

Tác giả chia sẻ một số những câu chuyện cá nhân và dẫn đưa vào một hành trình rất chi tiết về những cuộc hiện ra hay hiển linh của Đức Mẹ. Tác giả viết không chỉ về việc tôn kính của người Công Giáo đối với Đức Mẹ, mà còn là sự tôn kính của người Hồi giáo với Người; Mẹ Maria được bày tỏ rất cao trọng trong kinh Koran và vì người Hồi giáo hay thường xuyên ghé thăm các nhà thờ Công Giáo để dành danh dự này cho Mẹ. Cái gì về một cô gái trẻ đến từ một thị trấn nhỏ nhiều thế kỷ về trước mà vẫn còn có ảnh hưởng cho đến nền văn hóa hiện nay?

Hình ảnh trong bài viết là những cảnh quang tuyệt vời làm gia tăng thêm nét lôi cuốn của nó. Lòng tôn kính của các tín hữu trong những hình ảnh đó đã bày tỏ hùng hồn hơn bất cứ từ ngữ nào trong bài. Tình yêu và niềm cảm xúc được thể hiện rõ trên khuôn mặt của họ khi họ tôn kính Đức Maria. Chỉ cần những bức ảnh cũng có thể được sử dụng như là những chứng cứ cho sức mạnh của Maria. Hãy dành ít phút để suy tư về những bức ảnh này. Cái gì về Đức Maria mà làm cho mọi người khụy gối của mình, rơi lệ, và cũng vừa được tràn đầy niềm vui?

Tiến sĩ Matthew Bunson, nguyên giáo sư tại Catholic Distance University, giải thích những điều quyến rũ về Mẹ Maria qua suốt nhiều thế hệ. " Những cuộc hiện ra đã được chuẫn nhận của Đức Mẹ khắp nơi là những nhắc nhở hùng hồn nhất về vai trò đồng hành thường xuyên của Đức Mẹ trong đời sống của Giáo Hội", ông Bunson nói. "Trong thông điệp của mình, Đức Mẹ mời gọi sự ăn năn, với lời hứa sẽ bảo vệ và chăm sóc chúng ta, Đức Mẹ như là mô hình của một môn đệ giúp chúng ta luôn tập trung vào Con của Người, Chúa Giêsu Kitô. Thông qua cuộc hiện ra của Mẹ, hàng triệu người đã hoán cải cuộc sống để từ bỏ tội lỗi và đã được về với Chúa Kitô. "

Tôi không phải là một chuyên gia thần học về Đức Maria vì vậy tôi không thể khẳng định chắc chắn rằng tất cả những gì được viết về Mẹ Maria trong bài viết này gắn liền với giáo huấn của Hội Thánh. Không phải tất cả các sự hiện ra đề cập trong bài viết này đều đã được sự chấp thuận của Giáo Hội Công Giáo. Đây đó vẫn có một vài cụm từ có lẽ đã chệch đi, và một tài liệu tham khảo ở cuối bài viết như có vẻ quảng bá về một loạt bài của tạp chí National Geographic như là một giáo phái riêng của Mẹ Maria, ngoài những điểm đó ra, bài viết đưa tới một cảm nhận của sự tôn kính và hoàn mỹ . Có cái gì đó về Đức Maria làm cho ngay cả thế giới trần tục cũng tò mò?

Hãy đọc bài viết và xem phần video trong tâm tình của nguyện cầu, và dùng nó như là một khí cụ để truyền giáo. Tờ hình bìa giúp khởi đầu cuộc đối thoại tuyệt vời với các bạn đồng nghiệp hay bạn bè. Đơn giản thì chỉ cần hỏi, "Anh có thấy hình bìa của National Geographic? Bạn nghĩ gì về Đức Maria là "một phụ nữ quyền lực nhất trên thế giới?" Đó là một cách để có thể khởi đầu vào một cuộc thảo luận về Maria và đức tin. Vào phần cuối của mỗi đoạn văn trong bài này cũng có một câu hỏi có thể được sử dụng để nói về những đức tính mà Mẹ Maria chứng tá cho chúng ta.

Không có một ai khác mà sự vâng lời và lòng khiêm nhường lại đầy quyền năng đến như thế. Mẹ Maria thật khác xa với những con người quyền lực của thế giới hôm nay. Hãy chỉ rõ ra như thế với mọi người. Nhưng đồng thời, không gì khác hơn là sức mạnh của Thiên Chúa đã khiến cho Mẹ Maria có được nhiều ảnh hưởng. Có rất nhiều bài học mà chúng ta có thể rút tỉa trong bài tham luận này cho những hội đoàn của giáo xứ. Và sau cùng là cũng đừng ngại chia sẻ chính những câu chuyện của chúng ta về quyền năng và tình yêu của Mẹ.

Xin dành ít phút ngày hôm nay để nâng tâm hồn lên trong lời cầu nguyện cho tất cả những ai sẽ đọc bài viết này trong tạp chí National Geographic. Nó sẽ tự tìm đến với rất nhiều bàn tay, khối óc, và những con tim mà có lẽ chưa hoàn toàn hiểu thấu hoặc hiểu rõ được những ân phúc mà chúng ta đang có từ Đức Mẹ Maria. Hãy hiệp thông cùng nhau trong lời cầu nguyện cho ngay cả những trái tim khô khan nhất cũng dịu lại và mở ra đón nhận tình yêu của Chúa Giêsu, qua Mẹ Maria. Hãy đặt Mẹ Maria là người phụ nữ mạnh mẽ nhất trong cuộc sống của bạn và noi theo tấm gương khiêm tốn của Người về tình yêu, sự vâng phục, và niềm tin tưởng vào Chúa chúng ta.

Tôi hết sức khuyến khích nên đọc, nghiên cứu các hình ảnh và chia sẻ việc tông đồ về toàn bộ bài viết này từ tờ National Geographic (National Geographic, December 2015 issue).

Nguyên bài có thể đọc ở đây

Nguồn:http://www.vietcatholic.net/News/Html/168379.htm
Ba quả táo lễ Giáng Sinh
LM. Giuse Nguyễn Hữu An12/22/2015

Một bạn giáo lý viên mới mua điện thoại iphone, đến khoe và hỏi tôi: tại sao quả táo trên iphone bị khuyết mất một góc? Tôi lên google tìm câu trả lời và thú vị biết thêm mấy quả táo đặc biệt nữa.

Trong lịch sử nhân loại có ba quả táo nổi tiếng liên quan đến đời sống con người. Đó là quả táo của bà Evà trong trình thuật sách Sáng thế, quả táo của Newton trong định luật vạn vật hấp dẫn và quả táo của hãng Apple qua ứng dụng ipad iphone không ngừng cải tiến.

1. Quả táo Newton

Isaac Newton (1642-1727) là nhà vật lý, toán học nước Anh, người được thế giới tôn là "người sáng lập ra vật lý học cổ điển". Ông đã khám phá ra "Nguyên lý vạn vật hấp dẫn". Đây là nguyên lý cơ sở cho những phát minh vật lý học, cơ học, thiên văn học trong nhiều thế kỷ.

Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tại vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời chứ? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đá đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?

Mittwoch, Dezember 23, 2015

Đức Maria trong Mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương12/22/2015
(Bài suy niệm III Mùa Vọng 2015)

1. Thánh Mẫu học trong Lumen Gentium

Chủ đề cuối của bài suy niệm Mùa Vọng này là chương VIII trong Lumen gentium, được gọi là “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm của Đức Kitô và Giáo Hội”. Chúng ta hãy nghe điều Công Đồng nói về vấn đề này:

“Được tiền định từ muôn đời để làm Mẹ Thiên Chúa qua sự liên kết với việc nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa, theo ý định của Chúa Quan phòng, Đức Trinh Nữ đã nên người Mẹ cao trọng của Đấng Cứu Chuộc thần linh trên trần gian, là cộng sự viên quảng đại đặc biệt hơn mọi người và là nữ tỳ khiêm hạ của Chúa. Khi cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Đức Kitô, khi dâng Người lên Chúa Cha trong đền thánh, và cùng đau khổ với Con mình chết trên Thập Giá, Mẹ đã cộng tác vào công trình của Đấng Cứu Thế một cách hoàn toàn riêng biệt, nhờ sự vâng phục, với đức tin, đức cậy và đức ái nồng nàn, để tái lập sự sống siêu nhiên cho các linh hồn. Chính vì thế, trên bình diện ân sủng, Ngài thật là Mẹ của chúng ta”.[1]

Bên cạnh tước hiệu Mẹ Thiên Chúa và Mẹ của những người tin, Công Đồng dùng một phạm trù nền tảng khác để nói về vai trò của Đức Maria như là một mẫu gương hay như một kiểu mẫu.

Dienstag, Dezember 22, 2015

                          Đấng Cứu Thế đã đến Gần

               Nhạc Noel Hải Ngoại Hay-  Đăng bởi Bảo Trần 

ĐGH Phanxicô trình bày ''12 danh mục của các đức tính cần thiết''
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn12/22/2015
ĐGH Phanxicô nhắc nhở các Giáo triều Rôma vào sáng thứ hai, 21.12.2015 trong một thông điệp truyền thống dịp mừng lễ Giáng Sinh gửi đến tất cả các nhân viên gồm hàng tu sĩ nam nữ và giáo dân đang làm việc tại Tòa Thánh Vatican. 

Trong bối cảnh của Năm Thánh Từ Bi và chuẩn bị cho đại lễ Giáng sinh sắp đến, ĐGH Phanxicô kêu gọi Giáo triều của mình về tinh thần cao thượng, lối sống tỉnh thức và sự công bình. "Thật là vô ích khi mở ra tất cả các cửa Thánh nhà thờ của các giám mục trên thế giới, nếu cánh cửa trái tim của chúng ta cho tình yêu vẫn đóng khép lại". ĐGH đã trình bày cho Giáo Triều của mình một "danh mục các đức tính cần thiết". 

Việc liệt kê 12 đức tính rất cần thiết, không những cho Giáo triều Rôma mà còn cho tất cả các linh mục và nhân viên làm việc trong Giáo Hội Công Giáo, để có thể làm cho thời gian ân sủng Năm Thánh đạt hiệu quả tốt.

1. Tinh thần truyền giáo và thái độ mục vụ
Tinh thần truyền giáo là những gì làm cho Giáo triều có tính sáng tạo và kết quả, và cũng có thể xuất hiện lúc hoạt động; nó là bằng chứng về tính hiệu quả, năng xuất và tính xác thực của công việc chúng ta. Mỗi người đã được rửa tội là một nhà truyền giáo của Tin Mừng. Thái độ lành mạnh hoạt động mục vụ là một đức tính không thể thiếu được, đặc biệt cho mỗi linh mục. Đây là nỗ lực hàng ngày để theo Đấng Chiên Lành, Người quan tâm cho con chiên của mình và hiến thân cuộc sống của mình để cứu mạng sống của người khác.

2. Năng khiếu và sự nhạy bén

Freitag, Dezember 18, 2015

TRỞ NÊN NHỮNG EM-MA-NU-EN MỚI

(Suy niệm Tin Mừng Luca (Lc 1, 39-45) trong Chúa Nhật 4 Mùa Vọng)

 

Khi đang lâm bệnh ngặt nghèo, thập tử nhất sinh hay đang cơn hấp hối mà có người thân yêu ở kề bên chia sẻ cảm thông thì đó là niềm an ủi lớn lao không gì sánh được. Khi gặp cô đơn sầu não không kẻ đoái hoài mà có một người bạn chân tình hiện diện bên cạnh thì không gì quý báu hơn. Trong những trường hợp đó, người ta mới cảm nhận được nhu cầu có người thân sống-với mình hay hiện-diện-bên-cạnh mình cần thiết xiết bao!
 
Vì thế, Đức Cha Gaillot, một giám mục Pháp, đã nhận định rất xác đáng rằng:
 
“Sống quảng đại thì tốt, nhưng sống-với tốt hơn;

Việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh cần thiết hơn.”

Như thế, chấp nhận sống-với tha nhân, hiện-diện-bên-cạnh tha nhân thì tốt hơn mọi hình thức trao ban giúp đỡ khác.

 

Thiên Chúa sống-với con người  

Thiên Chúa là Người Cha nhân lành rất yêu thương nhân loại nên Ngài muốn sống với, muốn hiện diện bên cạnh nhân loại mãi mãi không cùng. Chính vì thế, Thiên Chúa tự xưng mình là Em-ma-nu-en, nghĩa là Thiên Chúa hằng ở cùng chúng ta. (Isaia 7, 14. Mat-thêu 1, 23)

Donnerstag, Dezember 17, 2015

Đức Kitô, Ánh Sáng muôn dân: Một lối đọc Lumen gentium theo hướng kitô học
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương12/17/2015Đức Kitô, Ánh Sáng muôn dân: Một lối đọc Lumen gentium theo hướng kitô học 

LND: Hằng năm, tại Vatican, Cha Reniero Cantalamessa, vị giảng thuyết Phủ Giáo Hoàng chia sẻ những suy niệm của mình vào các dịp chuẩn bị mừng các đại lễ. Theo thông lệ đó, năm nay, Năm Lòng Thương Xót, vị giảng thuyết cống hiến cho Giáo Triều và cả chúng ta ba suy niệm trong Mùa Vọng. Đây là suy niệm đầu tiên với tựa đề: Chúa Kitô, ánh sáng muôn dân. Xin hân hạnh giới thiệu với đọc giả.

1. Một Giáo Hội học mang tính kitô học

Kỷ niệm năm mươi năm kết thúc Công Đồng gợi lên trong tôi ý tưởng dành ba suy niệm Mùa Vọng này cho việc xem lại những chủ đề chính của Công Đồng.

Một cách cụ thể, tôi muốn thực hiện một vài suy tư lần lượt trên những tài liệu chính của Công Đồng đó là bốn Hiến chế về Giáo Hội (Lumen gentium) về Phụng Vụ, (Sacrosanctum concilium), về Lời Chúa (Dei Verbum), và về Giáo Hội trong thế giới hôm nay (Gaudium et spes).

Một nhận xét mang lại cho tôi sự can đảm để đề cập những chủ đề rất rộng lớn trong một thời gian ngắn mà tôi có và cũng đã được tranh luận nhiều. Đã có liên tục những nghiên cứu và tranh luận về Công Đồng, nhưng hầu như nó liên quan đến những áp dụng thuộc giáo lý và mục vụ của Công Đồng; nó tập trung rất ít và nội dung tu đức theo nghĩa chặt. Vì vậy, tôi muốn tập trung vào nội dung này bằng việc cố gắng nghiên cứu điều mà các tài liệu Công Đồng được xem như là những bản văn của tu đúc còn nói chúng ta rằng nó rất là có ích cho việc xây dựng đức tin.

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc dành ba suy niệm Mùa Vọng này cho Lumen gentium, trong khi giữ phần còn lại cho Mùa Chay sắp tới, nếu Chúa muốn. Ba chủ đề trong hiến chế này tôi muốn suy tư đó là Giáo Hội như là thân thể và là hôn thê của Đức Kitô, ơn gọi phổ quát tới sự thánh thiện và giáo huấn về Đức Trinh Nữ Maria.

Ý tưởng cho suy niệm đầu tiên này về Giáo Hội đến với tôi trong việc đọc lại cách tình cờ từ phần đầu của Hiến chế trong bản văn Latin nói rằng: “Lumen gentium cum sit Christus – Chúa Kitô là ánh sáng của muôn dân”.[1] Tôi phải nói rằng tôi bối rối vì tôi không bao giờ để ý đến kết luận rất ý nghĩa được chứa đựng ngay ở khởi đầu này.

Vì tựa đề của Hiến chế chỉ có phần đầu của câu (Lumen gentium), tôi nghĩ rằng (và tôi không nghĩ rằng mình là người duy nhất) tựa đề “Ánh sáng muôn dân” được quy chiếu về Giáo Hội trong khi đó như chúng ta thấy, nó thực sự quy chiếu về Đức Kitô.

Dienstag, Dezember 15, 2015

Đức Thánh Cha nói về ba bí quyết để trở nên một Giáo Hội khiêm tốn
Bùi Hữu Thư12/15/2015
Rome, 15/12/2015, (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Giáo Hội cần phải thể hiện ba điều: khiêm tốn, nghèo khó và trông cậy nơi Thiên Chúa.

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều này trong kinh sáng hàng ngày tại tư gia Casa Santa Marta, ngài ghi nhận sứ mệnh của Giáo Hội là phải tuân theo Tám Mối Phúc Thật, nghĩa là sự giầu mạnh của mình phải ở nơi người nghèo khó.

Suy niệm về bài đọc một trích dẫn từ Sách Zephaniah trong đó Chúa Giêsu khiển trách các thượng tế và lưu ý họ là ngay những gái giang hồ cũng sẽ được lên Thiên Đàng trước họ, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng ngay cả ngày nay, các chước cám dỗ vẫn có thể làm hư xấu những nhân chứng trong Giáo Hội. Đức Thánh Cha nói: “Một Giáo Hội thực sự trung thành với Thiên Chúa, phải khiêm tốn, khó nghèo và trông cậy nơi Chúa”.

Khiêm Tốn
Đức Thánh Cha giải thích: Muốn trở thành một Giáo Hội hay một con người khiêm tốn phải biết nhìn nhận: “Tôi là kẻ tội lỗi.” Ngài nhấn mạnh: khiêm tốn không phải là một “sự giả hình” hay một “thái độ đóng kịch."

Sonntag, Dezember 13, 2015

70 bài Giáo Lý Thánh Mẫu
Nguồn: Vietcatholic
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch 
70 bài Giáo Lý Thánh Mẫu
của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II
trong các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần từ 6/9/1995 tới 12/11/1997
hướng về ngày hiển thánh 27/4/2014 của vị Giáo Hoàng "totus tuus - tất cả của con là của Mẹ"
Mối Liên Hệ giữa Mẹ Maria và Giáo Hội
Bài 57 (30/7/1997)
1- Vai trò trổi vượt của Mẹ Maria trong công cuộc cứu độ mời gọi chúng ta đào sâu về mối liên hệ giữa Mẹ và Giáo Hội.
Theo một số người thì Mẹ Maria không thể được coi là một phần thể của Giáo Hội, vì các đặc ân được ban cho Mẹ, như đặc ân Hoài Thai Vô Nhiễm Tội, vai trò làm Mẹ thần linh và việc hợp tác đặc thù của Mẹ vào công cuộc cứu độ, đã nâng Mẹ lên một thân phận siêu việt đối với cộng đồng tín hữu.
Tuy nhiên, Công Đồng Chung Vaticanô II lại không ngần ngại cho thấy Mẹ Maria như là một phần thể của Giáo Hội, tuy nhiên biệt chú rằng Mẹ "trổi vượt và... hoàn toàn đặc thù - pre-eminent and ... wholly unique" (Lumen gentium, 53): Mẹ Maria là kiểu mẫu (type) của Giáo Hội, là mô phạm (model) và là Mẹ của Giáo Hội. Khác với tất cả mọi tín hữu, vì các tặng ân phi thường Mẹ nhận được từ Chúa, tuy nhiên Đức Trinh Nữ này vẫn thuộc về Giáo Hội và hoàn toàn được gọi là một phần thể.

Freitag, Dezember 11, 2015

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm C
CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ?
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Khi nghe thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng, hàng đoàn người lũ lượt kéo đến xin chịu phép rửa ăn năn sám hối. Hơn thế nữa, họ còn muốn thay đổi cuộc đời nên ai cũng hỏi thánh nhân: “Chúng tôi phải làm gì?”. Thái độ của họ thành khẩn, đơn sơ, hiểu biết và đầy quyết tâm. Để trả lời, thánh nhân đưa ra những hướng dẫn thật cụ thể. Đó là:
Phải làm những việc cụ thể. Hai thái độ cơ bản phải có là công bình bác ái. Bác ái là chia sẻ: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có, ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy”. Như thế, bác ái không phải là bố thí những gì dư thừa, nhưng phải là chia sẻ trong tinh thần “nhường cơm sẻ áo” “hạt gạo cắn đôi”. Chia cả những gì mình đang cần thiết. Trong tinh thần huynh đệ. Trong tinh thần yêu người khác như chính mình. Cơm ăn áo mắc là những gì rất cụ thể thiết thực và vừa tầm tay mọi người. Ai cũng có thể chia sẻ được. Chỉ cần muốn là có thể làm được. Công bình cũng không phải là điều gì quá phức tạp. Chỉ đơn sơ giữ đúng luật pháp: nhân viên thu thuế “Đừng đòi hỏi quá mức ấn định”. Và khi thi hành luật pháp binh lính phải có lòng nhân ái chứ đừng cậy quyền thế áp bức và nhất là bóc lột người khác: “Chớ dùng vũ lực, cũng đừng vu khống mà tống tiền người ta”. Tuy đơn sơ, thiết thực nhưng lại rất quan trọng để được ơn cứu độ.

Mittwoch, Dezember 09, 2015

ĐTC: Năm Thánh là thời gian học sống tha thứ và thương xót là điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất
Linh Tiến Khải12/9/2015
09/12/2015 - Năm Thánh là thời gian ưu tiên để học sống điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất là tha thứ và xót thương

Năm Thánh là một lúc ưu tiên để Giáo Hội học chỉ lựa chọn điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất: đó là tha thứ cho các con cái Ngài, thương xót chúng, để đến lượt chúng, chúng cũng có thể tha thứ cho các anh em khác và chiếu toả rạng ngời như các ánh đuốc lòng xót thương của Thiên Chúa trong thế giới này. Việc canh tân các cơ quan và cấu trúc của Giáo Hội cũng là một phương thế dẫn đưa chúng ta tới kinh nghiệm sinh động làm sống lại lòng thương xót của Thiên Chúa.

ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư hàng tuần hôm qua. Như quý vị đã biết, sáng thứ ba vừa qua ĐTC đã chủ sự thánh lễ và lễ nghi mở Cửa Năm Thánh Lòng Thương Xót, sau khi đã mở Cửa Thánh tại Bangui thủ đô Cộng hòa Trung Phi trong chuyến công du Phi châu hồi hạ tuần tháng 11 vừa qua. Chính vì thế trong bài huấn dụ ĐTC đã cùng mọi người suy tư về ý nghĩa của Năm Thánh Lòng Thương Xót. Giải thích lý do Giáo Hội cử hành Năm Thánh ngoại thường này. ĐTC nói:
145 câu hỏi đáp về năm thánh lòng thương xót
Nguồn: giaolyductin.net
Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ gì ?
- Thưa : Năm Thánh Lòng Thương Xót, bắt đầu từ lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (8-12-2015)
A. TỔNG QUÁT NĂM THÁNH

01. Hỏi : Năm Thánh là gì?
- Thưa : Năm Thánh là Năm Toàn Xá.

02. Hỏi : Năm Toàn Xá, tức là thời điểm được qui định để chúng ta làm gì ?
- Thưa : Để chúng ta hoán cải, hòa giải, hiệp thông hầu đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa một cách đặc biệt hơn.

03. Hỏi : Năm Thánh, theo nguyên gốc tiếng Latinh “Annum Jubilaei”, bắt nguồn từ tiếng Do thái “Jôbel”, nghĩa là gì ?
- Thưa : “Thổi kèn tù và báo hiệu năm Toàn xá”.

04. Hỏi : Năm Thánh có từ thời Cựu Ước được ghi ở trong sách nào ?
- Thưa : Sách Lêvi chương 25,8-54.

05. Hỏi : Bản văn trong sách Lêvi chương 25, quy định những gì ?
- Thưa : Cứ 50 năm người ta phải giải phóng các nô lệ, phải xóa nợ và trả lại ruộng vườn cũng như đất đai cho chủ cũ.

06. Hỏi : Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh  được cử hành vào năm nào ?
- Thưa : Vào năm 1300.

07. Hỏi : Năm Thánh đầu tiên trong lịch sử Hội Thánh  (1300) được Đức Giáo Hoàng nào công bố ?
- Thưa : Đức Giáo Hoàng Bonifaz VIII.

08. Hỏi : Khởi đầu Năm thánh được cử hành thế nào ?

Dienstag, Dezember 08, 2015

Đức Phanxicô: Mẹ là chiến thắng của lòng Chúa thương xót
Vũ Văn An12/9/2015

Ngày đầu tiên của Năm Thánh Thương Xót trùng hợp với ngày kỷ niệm 50 năm kết thúc Công Đồng Vatican II và Lễ Kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Trong các bài phát biểu của ngài, Đức Phanxicô đã không quên nối kết cả ba biến cố này.

Năm Thương Xót và Công Đồng Vatican II

Đề cập tới mối liên kết giữa Năm Thánh Thương Xót và Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng Năm Thánh Thương Xót là một thách đố để chúng ta có được tinh thần cởi mở mà Công Đồng Vatican II vốn linh hứng. 

Công đồng quả là “cuộc gặp gỡ thực sự giữa Giáo Hội và con người nam nữ thời đại ta” trong đó, Chúa Thánh Thần “thúc đẩy Giáo Hội ra khỏi những chỗ mắc cạn mà bao năm trước vốn làm Giáo Hội tự giam hãm chính mình để lại hứng khởi lên đường một lần nữa ra đi truyền giáo”. 

Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Ở đâu có người, Giáo Hội đều được mời gọi tới với họ và đem niềm vui Tin Mừng đến cho họ”. 

Ngài quả quyết “Năm Thánh thách đố chúng ta bước vào sự cởi mở trên và truyền cho ta đừng quên tinh thần vốn xuất hiện từ Vatican II, tinh thần Người Samaritanô Nhân Hậu, như Chân Phúc Phaolô VI vốn mô tả lúc bế mạc Công Đồng”.

Mẹ Vô Nhiễm, chứng tá tuyệt vời của lòng Chúa thương xót

Tuy nhiên, sự liên kết giữa Năm Thánh Thương Xót và Đức Nữ Trinh Maria đã được Đức Phanxicô đặc biệt nêu bật, không phải chỉ trong lễ khai mạc Năm Thánh tại Đền Thờ Thánh Phêrô, mà còn trong lúc Đọc Kinh Truyền Tin và nhất là tại PIazza di Spagna vào chiều tối cùng ngày. 

Samstag, Dezember 05, 2015

Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm 08-12

Vô Nhiễm Nguyên Tội
GLV Phaolô Phạm Xuân Khôi
Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một trong những tín điều khó chấp nhận nhất đối với những người ngoài Công Giáo. Tín điều này bị hiểu lầm thường xuyên nhất, và nhiều khi bị lẫn lộn với việc Chúa Giêsu thụ thai đồng trinh. Có một số người coi đó là tôn vinh Ðức Maria lên bậc nữ thần. Những người khác lại cho là đi ngược lại với Thánh Kinh. Lại có người cho đó là học thuyết của loài người, vì ÐTC Piô IX công bố tín điều này gần đây trong năm 1854.
Vô Nhiễm Nguyên Tội
Vì Người đã đoái thương nhìn đến phận hèn tỳ nữ;
Vậy, từ nay, mọi đời sẽ gọi tôi là hồng phúc.
Vì Ðấng Toàn Năng đã làm cho tôi những việc trọng đại, Danh Người là Thánh!
Luca 1:48-49
Tín điều Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một trong những tín điều khó chấp nhận nhất đối với những người ngoài Công Giáo. Tín điều này bị hiểu lầm thường xuyên nhất, và nhiều khi bị lẫn lộn với việc Chúa Giêsu thụ thai đồng trinh. Có một số người coi đó là tôn vinh Ðức Maria lên bậc nữ thần.  Những người khác lại cho là đi ngược lại với Thánh Kinh.  Lại có người cho đó là học thuyết của loài người, vì ÐTC Piô IX công bố tín điều này gần đây trong năm 1854.
Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm C
CON ĐƯỜNG NỘI TÂM
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Bài Tin Mừng mở đầu thật long trọng khi nêu tên tất cả những vị lãnh đạo cao cấp thời đó. Từ Tibêriô, hoàng đế của đế quốc La mã, quyền uy phủ trên toàn thế giới thời ấy, đến Philatô, tổng trấn, đại diện cho hoàng đế cai trị nước Do Thái. Từ Hêrôđê, dù là bù nhìn, cai trị miền Bắc, đến em ông cai trị miền Nam. Từ Anna đến Caipha cùng trong gia đình làm thượng tế nắm giữ quyền đạo Do Thái. Tên tuổi những vị lãnh đạo cao cấp đầy quyền uy nói lên thực trạng của đất nước Do Thái thời đó: bị nô lệ. Chính vì thế, hơn bao giờ hết người Do Thái mong chờ Đấng Cứu Thế đến giải thoát dân Người. Chúa đã đến, không phải bằng con đường phô trương nhưng bằng con đường nội tâm. Thánh Gioan Baotixita hôm nay khi kêu gọi mở đường cũng nhắm đến con đường nội tâm. Chỉ những ai đi đường nội tâm mới gặp được Chúa. Qua lời rao giảng của Thánh Gioan Tiền Hô, đường nội tâm có những đặc điểm sau:
Đường nội tâm đi trong cô tịch. Thật lạ lùng. Một chương trình cứu thế lớn lao như thế mà Chúa chẳng ngỏ lời với các vị lãnh đạo cao cấp uy quyền, nhưng lại ngỏ với Thánh Gioan Baotixita. Một chương trình lớn lao như thế không khởi đầu từ thủ đô đất nuớc nhưng lại phát xuất từ vùng hoang địa xa xôi. Thực ra Chúa vẫn ngỏ lời với nhân loại. Nhưng tiếng Chúa nói âm thầm, sâu thẳm. Các vị lãnh đạo cao cấp sống trong ồn ào của đô thị phồn hoa, bị tiếng thét gào của đam mê, dục vọng, quyền lực lấn át, nên không nghe được tiếng Chúa. Thánh Gioan Baotixita nghe được tiếng Chúa nhờ đi vào con đường cô tịch. Sống ẩn thân nơi hoang địa. Chuyên chăm cầu nguyện trong tu viện. Bỏ ngoài tai tất cả những tiếng ồn ao thế tục. Chỉ khao khát lắng nghe Lời Chúa. Nên đã gặp được Chúa và được biết chương trình cứu độ của Chúa.

Samstag, November 28, 2015

Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm C
TỈNH THỨC ĐI VÀO THẾ GIỚI MỚI
Suy niệm của ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Thật ngạc nhiên. Ta cứ tưởng trong mùa Vọng, phải có những bài sách Thánh báo tin Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra. Nhưng không ngờ những bài sách thánh và đặc biệt bài Tin Mừng hôm nay lại báo tin Chúa sẽ đến trong ngày phán xét. Tại sao thế? Thưa vì Giáo Hội muốn cho ta hiểu ý nghĩa thần học của việc chờ mong Chúa đến. Hàng năm vào mùa Vọng, Giáo Hội mời gọi ta chuẩn bị tâm hồn để đón Chúa đến. Thực ra Chúa đã đến rồi khi sinh ra tại hang đá Bêlem cách nay hơn hai ngàn năm. Tuy nhiên ta vẫn luôn chờ mong vì Chúa đến hằng ngày với ta. Và nhất là Chúa sẽ đến trong ngày phán xét. Việc Chúa đến lần thứ hai đưa ra những hướng dẫn quan trọng cho cuộc đời chúng ta.
Hướng dẫn thứ nhất: Có hai thế giới. Thế giới hiện tại và thế giới tương lai. Thế giới hiện tại sẽ qua đi. Vạn vật có khởi đầu và có kết thúc. Con người có sinh có tử. Đó là định luật tự nhiên. Không chỉ những gì yếu đuối, bé nhỏ mới qua đi. Cả những gì lớn lao, mạnh mẽ, có vẻ bền vững nhất như mặt trời, mặt trăng cũng qua đi. Điều quan trọng nhất là chính ta cũng sẽ qua đi. Khi thế giới này qua đi, một thế giới mới sẽ bắt đầu: thế giới vĩnh cửu.

Samstag, März 21, 2015

Lễ Truyền Tin
Truyền tin cho Đức Mẹ
ĐGM. JB Bùi Tuần
Đúng 9 tháng trước lễ Sinh nhật là lễ Truyền tin cho Đức Mẹ (25-3/25-12).
Truyền tin là biến cố hết sức quan trọng. Nếu không có biến cố Truyền tin, thì cũng sẽ không có biến cố Sinh nhật, Phục sinh.
Hội Thánh mừng biến cố truyền tin bằng thánh lễ trọng thể, với phụng vụ phong phú. Nhiều lời cầu nguyện. Nhiều đoạn Thánh Kinh. Nhiều bài giảng dạy. Nhiều cuộc tĩnh tâm, hội thảo và thánh ca.
Những người con bé nhỏ của Đức Mẹ sẽ không bỏ qua lễ trọng này. Họ mừng lễ với tất cả tấm lòng bé nhỏ. Chia sẻ tấm lòng bé nhỏ của mình về Mẹ của mình cũng là một cách mừng lễ. Dưới đây là một thứ chia sẻ.
Trong biến cố truyền tin, Đức Mẹ bỗng chốc trở nên khác thường.

1/ Mẹ là một tình yêu dâng hiến
Đức Tổng lãnh thiên thần Gabriel chào kính Đức Mẹ bằng một lời hết sức mới lạ: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28).
Thế nào là đầy ân sủng? Và thế nào là Thiên Chúa ở cùng bà? Thiết tưởng sẽ không sai, nếu có ai hiểu đầy ân sủng là đầy tình yêu của Chúa. Nhất là khi lại thêm: Thiên Chúa ở cùng bà, mà “Thiên Chúa chính là tình yêu” (1 Ga 4,8).

Samstag, März 14, 2015

Tháng Kính Thánh Giuse

Nguồn Gốc Tháng Kính Thánh Giuse
- Người khởi xướng việc tôn sùng Thánh Giuse trước tiên trong Giáo Hội là Đức Hồng Y Patricio Daily.   Ngài đã chép sách để cổ võ cho mọi người tin tưởng tôn kính Thánh Cả.
- Thế kỷ 12, thánh Bênađô, thánh Tôma Aquinô, thánh Bonaventura, rao giảng về Thánh Cả Giuse.
- Thế kỷ thứ 15, nhà thần học Gerson Trường Đại Học Paris,  đã tiếp tục việc cổ động này. Trong Hội Nghị thành Constantinô,  trước mặt đông đủ các vị Sứ Thần Tòa Thánh,  các Thần Học Gia.... Ông đã thuyết trình một bài rất hùng hồn về thế lực và lòng nhân lành của Thánh Cả Giuse.  Kết quả Hội Đồng đã tôn nhận Thánh Giuse là Đấng Bảo Trợ Đại Hội.
- Thế  kỷ  thứ  16, bà Thánh Têrêsa Mẹ cổ động lòng sùng kính Thánh Cả. Bà Têrêsa đã dùng chính đời sống mình để làm gương khuyến khích các chị em trong Dòng.   Bà quả quyết rằng :"Chưa  bao  giờ  tôi kêu cầu Thánh Cả Giuse mà Ngài không giúp đỡ tôi.  Nhất là việc nhờ Ngài tu sửa lại Dòng Kín". 
- Thế kỷ 17, giám mục Bossuet tại nước Pháp đọc diễn văn ca ngợi Thánh Giuse gây tiếng vang tới Rôma, Đức Ubarnô 8 đã nâng lễ thánh Giuse lên bậc lễ buộc trong nước Pháp.

Samstag, März 07, 2015

Sứ điệp Mùa Chay 2015
"Anh chị em hãy củng cố tâm hồn” (Gc 5,8)
Anh chị em thân mến,
Mùa Chay là một mùa canh tân đối với Giáo Hội, các cộng đoàn và mỗi tín hữu. Nhưng trên hết Mùa Chay là ”một mùa ân thánh' (2 Cr 6,2). Thiên Chúa không yêu cầu chúng ta điều gì mà trước đó Ngài không ban cho chúng ta: ”Chúng ta yêu mến vì Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1 Ga 4,19). Chúa không dửng dưng đối với chúng ta.
Chúa quan tâm đến mỗi người chúng ta, Ngài biết đích danh chúng ta, chăm sóc và tìm kiếm chúng ta khi chúng ta bỏ Ngài. Chúa chú ý đến mỗi người chúng ta; tình thương ngăn cản không để cho Chúa dửng dưng đối với những gì xảy đến cho chúng ta. Nhưng xảy ra là khi chúng ta an mạnh và cảm thấy thoải mái, thì chắc chắn chúng ta quên những người khác (điều mà Chúa Cha không bao giờ làm), chúng ta không quan tâm đến những vấn đề của người khác, những đau khổ và bất công họ đang chịu... lúc ấy tâm hồn chúng ta rơi vào thái độ dửng dưng: trong khi tôi tương đối an mạnh và thoải mái, thì tôi quên những người không được an mạnh. Thái độ ích kỷ, dửng dưng này ngày nay có một chiều kích toàn cầu, đến độ chúng ta có thể nói đó là một thứ hoàn cầu hóa sự dửng dưng. Đó là một bất hạnh chúng ta cần đương đầu trong tư cách là Kitô hữu. Khi Dân Chúa trở về với tình thương của Chúa, thì họ tìm được những câu trả lời cho những vấn nạn mà lịch sử luôn đề ra cho họ. Một trong những thách đố khẩn cấp nhất mà tôi muốn dừng lại trong Sứ Điệp này chính là thách đố hoàn cầu hóa sự dửng dưng.