Trang chủ

Dienstag, Mai 31, 2016


Cuối tháng Đức Mẹ: Chuyện lạ của gia đình tôi với Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu

Thanh Anh Nhàn5/31/2016
Chuyện gia đình tôi về Đức Mẹ Phú Hộ Các Giáo Hữu

Tôi vốn là một người ngoại giáo, đã trở về với Chúa được hơn 8 năm nay là nhờ hồng ân của Đức Mẹ Phù Hộ. Ngày ấy, thằng con trai duy nhất của tôi bị ung thư máu và xuất huyết não nặng, phải nằm bệnh viện hơn một tháng mà bệnh không thuyên giảm, tình hình ngày một xấu đi. Và cuối cùng các bác sĩ đành bó tay cho về. Lòng tôi quặn đau, ruột gan tơi bời, tôi chết lặng mang con ra xe mà không cầm được nước mắt. Chồng tôi phờ phạc cả người, thẫn thờ như người mất trí.

'Kẻ chài lưới người'' Dr. Rupert Neudeck, vị đại ân nhân của Thuyền Nhân Việt Nam đã qua đời

LM Phạm Văn Tuấn5/31/2016
"Kẻ chài lưới người" Dr. Rupert Neudeck, vị đại ân nhân của Thuyền Nhân Việt Nam đã qua đời
Đài truyền hình WDR của Đức đã dùng một danh tù của Chúa Giêsu đã dùng trong Phúc Âm "Menschenfischer" - "Kẻ chài lưới người" để nhắc đến ông Dr. Rupert Neudeck sau một ca mổ tim đã qua đời hôm nay, sáng thứ ba, 31.5.2016, hưởng thọ 77 tuổi, sau ít ngày mừng sinh nhật thứ 77 của ông.

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (12)

Vũ Văn An5/31/2016
IV. Sứ Điệp của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Thiên Chúa (tiếp theo)

5. Lòng thương xót của Thiên Chúa - Đức Công Bằng của Người- Đời Sống Ta

Những gì Chúa Giêsu nói về Thiên Chúa Cha và những gì Người mô tả một cách sinh động và cụ thể trong các dụ ngôn của Người, những gì Người tuyên bố rõ ràng trong các lời tiên tri về sự đau khổ của Người và trong lời “truyền phép” ở Bữa Tiệc Ly, đều đã được Thánh Phaolô suy niệm trong toàn bộ các nét sâu sắc khôn thấu của chúng. Khi làm thế, Thập giá đã được đặt vào ngay tâm điểm việc công bố của ngài. Thánh Phaolô không muốn biết bất cứ điều gì khác hơn là Chúa Kitô và Đấng chịu đóng đinh (1Cr 2:2). Thần học của Thánh Phaolô là nền thần học về thập giá. Nhưng trong việc công bố của ngài, thập giá không tách biệt khỏi sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu. Thánh nhân tiếp nhận cả hai yếu tố này từ truyền thống tiền Phaolô (1Cr 15:3-5). Trong chính truyền thống này, ngài khám phá ra lời tuyên xưng rằng Chúa Giêsu, phù hợp với Thánh Kinh, nghĩa là phù hợp với ý muốn cứu rỗi đã do Thiên Chúa xếp đặt từ trước, đã chết vì tội lỗi ta (ὑπὲσ τῶν ἁμαρτιῶν ἡμῶν) (1Cr 15:3; xem 11, 24).
Ngày 31

Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng

Hôm nay, để tôn vinh Mẹ Maria, chúng ta kết thúc tháng Năm bằng việc kỷ niệm sự kiện Mẹ đi thăm bà Elizabeth, một chuyến đi để lại cho chúng ta nhiều bài học. Mẹ Maria lên đường giúp đỡ người khác. Còn chúng ta thì sao? Mẹ Maria đã loan truyền tin mừng cứu độ. Còn chúng ta thì sao? Thánh Gioan nhảy mừng trong lòng bà Elizabeth vì cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa trong lòng Mẹ Maria. Còn tha nhân có phản ứng tương tự như thế với chúng ta hay không?
Đức Maria nổi bật như một phụ nữ đầy đức tin, can trường trước những hoàn cảnh gian truân trong cuộc đời. Mẹ vượt qua mọi giới hạn và trở thành một phụ nữ thực sự tự do – không phải nhờ chủ nghĩa cá nhân, tự khẳng định bản thân, hoặc bo bo với các quyền lợi cá nhân, nhưng bằng cách hiến thân hoàn toàn cho Thiên Chúa.
Các Phúc Âm cho chúng ta một trường hợp duy nhất về những chỉ dạy của Mẹ Maria, nhưng một trường hợp ấy đã đủ: “Người bảo gì, hãy làm như vậy” (Ga 2:5). Đó là mệnh lệnh duy nhất cho nhiệm vụ của cả cuộc đời. Mẹ Maria đã xuất sắc làm trọn mệnh lệnh ấy của chính Mẹ. Vì thế, khi xưng tụng Mẹ là người “diễm phúc,” mọi thế hệ Kitô hữu đã làm ứng nghiệm lời Mẹ đã tiên báo.
Lạy Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi, xin cầu cho chúng con.
Lm. Mr. Peter M. Stravinskas
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, Mai 30, 2016

Video: Ngày Năm Thánh dành cho các Phó Tế và Buổi đọc Kinh Truyền Tin Trưa Chúa Nhật, 29 tháng Năm, 2016

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các phó tế chu toàn chức năng phục vụ, quên mình và luôn sẵn sàng, hiền dịu và không câu nệ thời khóa biểu.

Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng Chúa Nhật 29-5-2016 tại Quảng trường Thánh Phêrô nhân Ngày Năm Thánh của các phó tế vĩnh viễn.
Ngày 30

Mẹ Tình yêu Xinh Đẹp

Trong ngày lễ tuyệt đẹp này của Đức Mẹ, tự nhiên chúng ta hướng về Mẹ để xin ơn an ủi và nâng đỡ. Chắc chắn, Mẹ sẽ nhớ đến những người con chốn khách đầy đáng thương của Mẹ trên trần gian này.
Lạy Mẹ, chắc Mẹ quá biết chúng con vẫn đang đau khổ, trái tim nhân tính của Mẹ vẫn nghĩ đến và cảm thương cho những đứa con đáng thương của Mẹ nơi thung lũng châu lệ này. Xin Mẹ thương xót những người khóc lóc trong đau thương. Xin Mẹ thương xót những người đã yêu và đã đánh mất tình yêu. Xin Mẹ thương xót những người còn trong tối tăm, mò mẫm kiếm tìm chân lý. Xin Mẹ thương xót những người có trái tim đã chết, bị đầu độc vì thế giới ích kỷ này. Xin Mẹ thương xót những người yếu đuối và mỏi mệt. Xin Mẹ thương xót những người cứng lòng. Xin Mẹ thương xót tất cả chúng con, bởi vì Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, còn chúng con là những người con hư hỏng đáng thương mà Chúa đã hy sinh cả Máu và cả Mẹ để cứu chuộc lấy.
Lạy Mẹ, quả thật Mẹ yêu thương chúng con. Mẹ là Nữ Vương của chúng con, nên chúng con có quyền gọi Mẹ là Mẹ của chúng con. Hôm nay, xin Mẹ đoái thương ban phúc lành Con Mẹ cho chúng con; và đưa chúng con an lành đến được với Người.
Chào kính Nữ Vương chí thánh, sự sống của chúng con, sự ngọt ngào của chúng con, sự cậy trông của chúng con!
Albert A. Murray, C.S.P.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Mai 29, 2016

TÁNH PHẬT VÀ TÁNH NGƯỜI ...



Có một câu chuyện  “ kể để cười ”  như thế này :

Một nhà kinh doanh tầm cỡ chẳng may bị tai nạn ... Ông ta xiêu vẹo bước đến cửa thiên đàng...và đụng ngay vị giữ cửa : ông thánh Phê-rô ...

Để ta cho người xem cái này và ngươi sẽ chọn được nơi ở thích hợp với mình ...

Dẫn ông ta đến một thảo nguyên mênh mông , cỏ xanh mướt , hàng trăm thiên thần thổi sáo véo von , hang ngàn người tha thẩn qua lại , thỉnh thoảng lại che miệng ngáp ...

Đây là thiên đàng ...
Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô - Năm C

NẠN ĐÓI VÀ SỰ HIỆP THÔNG

JKN
Trình thuật phép lạ hoá bánh ra nhiều là trình thuật nền tảng và quen thuộc của Tin Mừng, vì 4 Tin Mừng đều thuật lại câu chuyện này (Mt 14, 13-21; Mc 6, 30-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-14). Xét về chi tiết thì mỗi tác gỉa thuật mỗi khác tùy theo quan điểm riêng của từng tác giả, nhưng tổng quát sự kiện xẩy ra thì giống nhau.

Thánh Luca cho chúng ta chiêm ngắm một vị Chúa đầy tình thương, tình người và kêu gọi chúng ta chia sẻ để có thể hiệp thông vời Chúa và liên kết với anh chi em.

1) Chúa Giêsu, Đấng thương cảm trước “cái đói, cái khát” của con người.

Ngày 29

Đức Mẹ Thập Giá – Carcassone, Pháp

Khi nghĩ đến thi thể thánh thiện Chúa Giêsu được hạ xuống khỏi thập giá và đặt vào vòng tay của Đức Mẹ, tâm trí chúng ta hồi tưởng về đời sống quá khứ của mình, ở đó, như trong các thương tích của Chúa, chúng ta có thể đọc được câu chuyện về những sa ngã và thất trung của chúng ta đối với ân sủng. Có cái phỉ nhổ khước từ những lời mời gọi sống đạo hạnh. Có những vết bầm còn đó vì chúng ta thiếu nhân ái với tha nhân. Có những vết thương còn há miệng vì những lỗi phạm cố tình xúc phạm đến Thiên Chúa. Gánh nặng kinh khiếp này chúng ta không thể kham nổi; vậy chúng ta hãy đem đến cho Đức Mẹ, trong tinh thần sám hối khiêm tốn như thánh Phêrô.

Samstag, Mai 28, 2016

TÌNH YÊU LÀM NÊN PHÉP LẠ



 LỄ MÌNH MÁU CHÚA – NĂM C

“Anh em hãy cho họ ăn”. Tình yêu làm nên phép lạ. Sống trong cuộc đời mà không có tình yêu, thử hỏi có ai có thề sống không? Cứ tưởng tượng, một lúc nào, thế giới hoàn toàn không có chút yêu thương: cha mẹ cũng không, vợ chồng cũng không, bạn hữu cũng không, thầy trò cũng không…
Hoàn toàn thiếu vắng tình yêu, vì thế, đi tới đâu cũng chỉ là bạo hành, chết chóc, là máu, là thù, là hận…, Một thế giới như thế không thể tưởng tượng nỗi. Chắc chắn không còn là thế giới loài người.
Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô - Năm C

BÍ TÍCH KỲ DIỆU

SƯU TẦM
Có một bữa ăn của Chúa Giêsu đã được cả bốn sách Tin Mừng ghi lại và thêm một chỗ thứ năm nữa cũng ghi lại, đó là trong thư của thánh Phaolô gởi giáo đoàn Côrintô. Đó là bữa ăn cuối đời Ngài, bữa tiệc ly, lúc Ngài giã từ các môn đệ thân yêu để lên đường chịu khổ nạn và chết. Trong bữa tiệc này, Chúa Giêsu đã làm một việc rất quan trọng: biến bánh miến thành thịt Ngài và biến rượu nho thành máu Ngài để nuôi linh hồn muôn người. Đây chính là phép Thánh Thể, là Bí tích Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Ngày 28

Lễ Các Thánh Tích Đức Mẹ – Venice, Ý

Bảy niềm đau thương đã xuyên thấu Trái Tim Mẹ Maria! Chắc hẳn ta cũng có thể kể thêm những giờ phút đau đớn và ưu sầu khác nữa, nhưng không ai đã từng trải qua bảy niềm đau thương ấy – bởi vì Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, và nỗi đau thương khiến Mẹ phải chịu đựng chính là vì tội lỗi nhân loại đã xúc phạm đến Con Mẹ…
Lời tiên báo của ông Simêon;
Cuộc trốn sang Ai cập;
Lạc mất Chúa trong đền thờ;
Gặp Chúa Giêsu trên đường Canvê;
Chúa Giêsu chịu đóng đinh;
Tháo xác Chúa khỏi thập giá;
Táng xác Chúa trong huyệt đá.
Nơi Mẹ Maria không có một đau thương ích kỷ nào. Mẹ chỉ nghĩ về Con Mẹ. Chính những biến cố trong cuộc đời Chúa Giêsu, Con Mẹ, máu thịt của Mẹ, đã làm cho Mẹ phải khổ đau… nguyên nhân chỉ vì Mẹ đã muốn trở nên một phần trong cuộc sống cứu độ của Con Mẹ.
Chúng ta đừng phí thời giờ vô ích vì nỗi đau ích kỷ của mình.
Lạy Mẹ Maria, Đấng Trung Gian và Đồng Công Cứu Chuộc, xin cầu cho chúng con.
Đức cha Albert R. Zuroweste
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Mai 27, 2016

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa

J.B. Đặng Minh An dịch5/27/2016
Trong thánh lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô được cử hành trước tiền đình Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô chiều thứ Năm 26 tháng 5, Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa của việc bẻ bánh theo lệnh truyền của Chúa Giêsu trong bữa tiệc ly.

Ngài nói:

“Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1 Cr 11:24-25)

Hai lần Tông Đồ Phaolô, khi viết cho cộng đoàn ở Côrintô, đã nhắc lại lệnh truyền này của Chúa Giêsu trong trình thuật thiết lập Thánh Thể. Đây là chứng từ xưa nhất mà chúng ta có về những lời của Đức Kitô tại Bữa Tiệc Ly.

Ngày 27
Đức Bà de Napoes – Pháp

“Một niềm vui được chia sẻ là một niềm vui nhân đôi; một nỗi buồn được chia sẻ là một nỗi buồn vơi đi một nửa.” Đa số chúng ta đều đã trả qua kinh nghiệm này; chúng ta được tăng lương – một em bé sắp chào đời – những tin vui qua thư từ… dù sao, niềm vui ấy cũng chưa trọn vẹn cho đến khi nào được chúng ta chia sẻ cho một người bạn. Trong những lúc âu sầu, đôi tai cảm thông của một người bạn cũng có thể đem lại sự an ủi; nỗi đắng cay được chia sẻ ấy giờ đây đã có thể kham được.
Thật đáng vui mừng, Đức Maria đã sống rất gần gũi với con người: ngay khi vừa nhận được tin mừng từ sứ thấn, Mẹ đã vội vã lên đường đi chia sẻ với bà Elizabeth. Trong vườn phản bội, cả Chúa cũng cần đến sự cảm thông gần gũi của con người.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp con nhớ rằng, “không ai là một hòn đảo.” Tha nhân cần con, con cũng cần tha nhân. Xin đưa con xa khỏi bóng tối của sự cô đơn mà vào ánh sáng của tình yêu.
Lạy Mẹ Maria, Sức Khỏe Bệnh Nhân, chúng con cầu xin Mẹ luôn luôn chăm sóc cho các nhu cầu của chúng con.
Dianne Russell
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (11)

Vũ Văn An5/26/2016
IV. Sứ Điệp của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Thiên Chúa (tiếp theo)

3. Người cha hay thương xót trong các dụ ngôn

Chúa Giêsu trình bầy cho ta sứ điệp lòng thương xót của Chúa Cha một cách tươi đẹp nhất trong các dụ ngôn của Người (16). Điều này đúng hơn hết trong dụ ngôn Người Samaria Nhân Hậu (Lc 10:25-37) và trong dụ ngôn Người Con Trai Hoang Đàng (Lc 15:11-32) (17). Các dụ ngôn này đã được khắc sâu vào ký ức nhân loại và đã trở thành một phương châm đúng nghĩa.

Donnerstag, Mai 26, 2016

 Lời cầu nguyện giúp duy trì đức tin

VietCatholic Network5/26/2016
Lời cầu nguyện giúp duy trì đức tin và cho chúng ta sống kinh nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa Vì thế Chúa Giêsu dậy chúng ta phải cầu nguyện luôn luôn không mỏi mệt. Điều quan trọng nhất là bước vào trong tương quan với Thiên Chúa Cha. Lời cầu nguyện biến đổi ước muốn và nhào nặn nó theo ý muốn của Thiên Chúa, bất cứ nó là lời cầu nguyện nào, bởi vì ai cầu nguyện thì trước hết ngưỡng vọng hiệp nhất với Chúa là Tình yêu thương xót.

Mittwoch, Mai 25, 2016

Đức Thánh Cha: Cần hoán cải hàng ngày

Bùi Hữu Thư5/24/2016
Tại nhà nguyện thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Muốn nên thánh thực ra rất giản dị, vì phải được thực hiện từng bước một mỗi ngày

Ngày 24, tháng 5, 2016 

L'Osservatore Romano

Nếu chúng ta muốn trở nên thánh, chúng ta cần phải cải thiện mỗi ngày.

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích như vậy trong bài giảng hàng ngày của Thánh Lễ tại nhà nguyện thánh Mác Ta, trích dẫn từ bài đọc hôm nay là Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, được ngài gọi là “tiểu luận về sự lành thánh.”

Đức Thánh Cha nhấn mạnh vào bốn yếu tố cần thiết để chúng ta được nên thánh hàng ngày: hoán cải, can đảm, hy vọng và ân sủng.
Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô - Năm C

LOẠI BÁNH CON NGƯỜI KHAO KHÁT

Achille Degeest
Trên bình diện giai thoại, nên nhắc đến một chú giải mới đây cho rằng đám đông theo Chúa là một cuộc tập họp có dáng dấp quân sự… Theo lối nhìn ấy, tưởng nên phụ đề thêm cho đủ bộ: Chúa chữa lành các bệnh nhân, vậy có nên nghĩ Chúa điều hành một sở y tế không? Phải nói lên như vậy để chúng ta chú ý đến sự cần thiết đọc các bản văn Kinh Thánh với tinh thần khách quan, không nên quên rằng nguy cơ là ở chỗ để óc chủ quan làm cho hiểu sai ý nghĩa Kinh Thánh. Phê phán thẳng thắn với một tâm hồn thanh khiết, là điều kiện phải có cho sự khảo cứu những tác phẩm nghiêm chỉnh – đức tính ấy rất cần cho người đọc Kinh Thánh.

Chúa Nhật Lễ Mình và Máu Chúa Kitô - Năm C

THÁNH LỄ TRONG NHÀ THỜ VÀ THÁNH LỄ NGOÀI CUỘC ĐỜI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Đức Hồng Y Hellder Camara về ban phép Thêm sức cho trẻ em trong một xứ đạo. Khi đến nơi, Ngài thấy cả xứ đạo đang quỳ gối lăn lộn trên đất, đấm ngực khóc lóc than van như trong cơn đại hoạ. Đêm trước, trong khi mọi người mê mải chuẩn bị đón Đức Hồng Y, kẻ trộm đã lẻn vào nhà thờ ăn trộm những bình đựng Mình Thánh. Kẻ trộm đổ Mình Thánh Chúa ra vườn, lấy đi những bình mà họ tưởng làm bằng vàng. Thật là một sự phạm thánh ghê gớm.
Ngày 25

Đức Mẹ Jerusalem Mới

Trong bài thơ mỹ diệu “Ngục Tổ Tông” của nữ tu Mary Ada có một dòng rất xuất sắc. Khi bản tin cho biết Chúa Kitô Phục Sinh sẽ xuống thăm Ngục Tổ Tông được truyền đến, tất cả các thánh đều hồi hộp. Ông Moses bảo vua Đavít hãy chuẩn bị một bài ca đón chào và “ba trẻ” hãy hát lên bài thánh thi Benedicite. Bỗng nhiên, Chúa Kitô xuất hiện, và “vì vui mừng cuống quít” nên chẳng ai nói được điều gì. Trong số ấy, Thánh Cả Giuse cao niên, một người âm thầm, duy nhất, đã lên tiếng, “Này Con, Mẹ có mạnh khỏe không?”
Thánh Cả Giuse đã yêu thương Mẹ Maria và Mẹ Maria đã thương yêu Thánh Cả Giuse. Nếu các ngài không yêu nhau, có lẽ đó không phải là gia đình thánh. Đó là tình yêu biết chăm sóc ngọt ngào (như tại Bêlem), đầy tin tưởng (như tại Nazareth) và quan tâm thường xuyên đến nhau (như tại Ai cập). Các ngài đã yêu thương nhau, và điều này làm cho sự hy sinh - tức là đời sống thanh sạch - của các ngài trở nên tuyệt vời và xinh đẹp hơn trước nhan thánh Chúa.
Không gia đình nào có thể thánh thiện nếu thiếu tình yêu. Nhưng không tình yêu nào có thể thánh thiện nếu không dành chỗ cho Thiên Chúa trước nhất.
Lạy Mẹ Chúa Kitô; lạy Mẹ Chúa Kitô: Con sẽ kêu xin gì cùng Mẹ đây?
Đức cha Paul J. Hallinan
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, Mai 24, 2016

Ngày 24

Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu;

Đức Mẹ Các Con Đường
Từ khi được thành lập, Giáo Hội Công Giáo luôn chiến đấu chống lại Satan và các lực lượng đen tối của nó. Tất cả các tín hữu phải cậy nhờ sự hộ phù của Đức Maria trong việc chiến đấu chống lại những thế lực đả phá chân lý, lũng đoạn luân lý, và bách hại những người vô tội.
Bao lần trong quá khứ, Đức Maria đã “Phù Hộ Các Giáo Hữu” khi những lực lượng đen tối ra sức hủy diệt Giáo Hội. Trước thế lực cầu bầu thiêng liêng của Mẹ, các sức mạnh xảo quyệt, dã man và vô nhân đạo cuối cùng đều bị tan tành.
Đức Maria vừa là Người Mẹ của Chân Lý Vĩnh Cửu vừa là Đấng Chiến Thắng thế gian tội lỗi. Con Mẹ có thể giúp đỡ chúng ta đón nhận công lý, tình yêu và hòa bình. Đức Maria đã ban nhiều dấu chỉ về quyền năng, và sự phù trợ của Mẹ luôn sẵn sàng ban cho con cái thiêng liêng của Mẹ.
Lạy Mẹ Maria, Đấng Phù Hộ các giáo hữu, xin soi sáng cho thế giới mù tối vì ích kỷ của chúng con.
John Julius Fisher
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, Mai 23, 2016


Đức Bênêđíctô XVI, vị giáo hoàng chiêm niệm

Vũ Văn An5/23/2016
Nhân buổi ra mắt cuốn sách “Bên Kia Cuộc Khủng Hoảng Của Giáo Hội” (Tiếng Anh: Beyond The Crisis of the Church) của Roberto Regoli về triều Giáo Hoàng của Đức Bênêđíctô XVI, Đức Tổng Giám Mục Georg Ganswein, thư ký riêng của ngài đồng thời đứng đầu phủ giáo hoàng hiện nay, đã mô tả vị giáo hoàng hưu trí như sau: “Ngài cầu nguyện, ngài thích nghiên cứu và đọc sách, ngài rất chăm đọc thư từ, ngài đi dạo quanh Vườn Vatican với chuỗi Mân Côi trong tay, ngài tiếp khách”. 

Ngày 23

Đức Mẹ Các Phép Lạ – St. Omer, Bỉ

Theo lời đức hồng y Leo Josef Suenens người Bỉ, “Lòng sùng kính chân thực đối với Đức Maria biến chúng ta thành những khí cụ và cộng tác viên của Mẹ trong việc sinh hạ thiêng liêng Chúa Giêsu Kitô và biểu thị sự sống của Người trong các linh hồn” (viết trong quyển The Marian Era). Đức hồng y cho rằng Đức Maria còn muốn nhiều hơn là lòng sùng kính suông. Mẹ muốn chúng ta cộng tác vào các nỗ lực tông đồ. Các truyền thống Giáo Hội từ lâu đã tin rằng Đức Maria đã hợp tác với các thánh Tông Đồ trong việc xây dựng Giáo Hội được Chúa Giêsu thiết lập. Đức Maria không phải là một người bàng quan. Chúa Giêsu đã đặt Đức Maria làm mẹ của toàn thể nhân loại, và qua đó, ban cho Mẹ một sứ mạng phổ quát mọi thời mọi nơi.
Như mọi người mẹ, Đức Maria muốn phù giúp chúng ta. Nhưng Mẹ cũng chờ đợi sự hỗ trợ của con cái Mẹ. Chúng ta có thể cộng tác trong việc thực hiện những chương trình huyền nhiệm của Mẹ – chẳng hạn chăm chú lắng nghe những sứ điệp của Mẹ. Những ai để tâm lắng nghe thường ngạc nhiên trước những công việc Mẹ muốn thực hiện, và cho dù những công việc ấy khó khăn đến đâu, nhưng nếu biết vâng theo sự hướng dẫn của Mẹ, chúng ta đều có thể hoàn thành những sứ mạng ấy.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là kẻ chạy đến cùng Mẹ.
Anne Tansey
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Mai 22, 2016


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô Hữu (10)

Vũ Văn An5/21/2016
IV. Sứ Điệp của Chúa Giêsu về lòng thương xót của Thiên Chúa

1. Xem kìa, một đóa hồng nở mãi

Các Tin Mừng Gia Mátthêu và Luca trước khi trình bầy việc Chúa Giêsu ra hoạt động công khai và sứ điệp của Người, đã có phần nói đến tuổi thơ của Người. Có lẽ tốt hơn, nên nói tới tiền sử thừa tác vụ công khai của Chúa Giêsu hơn là nói tới trình thuật tuổi thơ (1). Theo viễn tượng lịch sử, trình thuật này có nhiều vấn nạn đặc biệt. Thực vậy, không giống các phần chính của cả hai Tin Mừng, nó không tường thuật các biến cố xuất phát từ các nhân chứng tận mắt. Tuy nhiên, điều cũng rõ ràng là cả hai tin mừng gia này đều không tự ý tạo ra tiền sử này. Họ viết ra câu truyện này từ một truyền thống cổ hơn mà họ có được; nói chính xác hơn, họ viết nó ra dựa vào hai truyền thống khác nhau; hai truyền thống này giống nhau ở nhiều điểm quan trọng, như việc sinh hạ đồng trinh và việc sinh hạ Chúa Giêsu tại Bêlem. Chính việc khám phá vừa rồi đã đem đến cho tiền sử này một độ khả tín có giá trị lịch sử. Trước hết, ta cần coi trọng lời khẳng định của Thánh Luca rằng ngài cẩn thận tìm tòi mọi điều để viết trọn tin mừng của ngài, kể cả tiền sử này. Ngài nhấn mạnh tính đáng tin của tin mừng do ngài soạn tác (Lc 1:2-4). 
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm C

CHÚA BA NGÔI TRONG CUỘC ĐỜI CHÚNG TA

SƯU TẦM
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm lớn lao nhất của Ki tô giáo, vì mầu nhiệm này thuộc về đời sống thâm sâu của bản tính Thiên Chúa, mà trí khôn con người không thể nào hiểu thấu. Sở dĩ chúng ta tin là vì chính Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta. Tuy nhiên câu hỏi chúng ta cùng chia sẻ hôm nay, đó là Ba Ngôi Thiên Chúa nắm giữ vai trò nào trong cuộc sống của mỗi người chúng ta?

Ngôi thứ nhất là Cha của chúng ta.
Ngày 22

Đức Mẹ Đỉnh Núi Trinh Nữ – Naples

Tháng Năm xứng đáng được coi là tháng đẹp nhất trong năm. Dường như tháng này được lập ra cho các họa sĩ, thi nhân, nhạc sĩ và nhiếp ảnh gia, bởi vì những niềm vui chứa chan của tháng này đã trở thành chủ đề của vô số những bức tranh, bản nhạc, bài ca và bức hình.
Vì một lý do nào đó, từ “May” (tháng Năm trong Anh ngữ) cũng là một trong những từ đầu tiên trong kho từ vựng của một đứa trẻ. Có lẽ khi phát âm từ này lên, nó tương tự như những âm như ma, ma-ma, mae, hoặc Mary. Vì thế, những thanh âm làm nên thánh danh Maria có một vẻ đẹp tự nhiên. Sự hồn nhiên và vẻ đẹp tinh thần của một con trẻ, nam hoặc nữ, có thể phát hiện ra tính chất ấy. Dù sao, tháng Năm cũng là tháng của Đức Mẹ, là thời gian chúng ta “đội cho Mẹ triều thiên những đóa hoa” – Nữ vương các thiên thần, Nữ Vương của tháng Năm.
Lạy Mẹ Maria yêu dấu, xin hãy là mẫu gương và sự phấn khích cho con!
Patrick R. Mora
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Mai 21, 2016

Ngày 21

Đức Mẹ Wladimir – Nga;

Đức Mẹ Nhà Tiệc Ly
Ngày thứ Bảy đầu tháng được dành riêng để tôn vinh Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ Maria. Đây là kết quả từ các lần hiện ra tại Fatima, khi Đức Mẹ nói đến việc hiệp lễ đền tạ Mẹ muốn được thực hiện vào các thứ Bảy đầu tháng.
Đền tội là điều chúng ta ít khi nghĩ đến. Khi lãnh nhận bí tích Xá Giải, chúng ta giục lòng ăn năn vì những sai phạm, sau đó, thực hiện một việc sám hối sơ sài, rồi quên mất. Chúng ta quên rằng xưng tội để được tha thứ là một chuyện, còn việc xóa bỏ hình phạt tạm vì tội lỗi chúng ta là một chuyện khác.
Chúng ta có thể đền tội bằng nhiều phương cách: thánh lễ, các nhiệm tích, cầu nguyện, các hành vi đức ái và bỏ mình. Chúng ta đừng giới hạn trong việc chỉ đền các tội của mình, Thiên Chúa còn chấp nhận những hành vi đền bù tội lỗi của tha nhân nữa. Đức Maria, vì biết nhu cầu đền tạ này, nên đã kêu gọi chúng ta. Chúng ta lại nỡ từ chối Mẹ hay sao?
Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria, xin hãy là nơi nương ẩn cho con khi con sám hối, sức mạnh cho con khi con bị cám dỗ và sự hướng dẫn cho con trên đường về trời.
William J. Neihart, C.S.C.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Mai 20, 2016


Bài giảng tại Santa Marta: Thông cảm với những người tội lỗi nhưng không thể nhượng bộ về chân lý

Đặng Tự Do5/20/2016
Công bố Lời Chúa không bao giờ được tách biệt khỏi nhận thức về sự yếu đuối của con người. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 20 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta. Bình luận về đoạn Tin Mừng trong đó Chúa Kitô nói với những người Pharisêu về tội ngoại tình, Đức Thánh Cha nói Chúa vượt qua tầm nhìn của con người trong đó giản lược viễn kiến Thiên Chúa thành một phương trình nan giải.
Ngày 20

Nữ Vương Hàng Giáo Sĩ

Đức Maria không phải là giáo sĩ cũng chẳng phải là giám mục. Mẹ là Nữ Vương hàng giáo sĩ mặc dù không ban phép tha tội hoặc cử hành thánh lễ. Đúng hơn, Mẹ là một con chiên lý tưởng của Hội Thánh.
Vội vã đi thăm bà Elizabeth, Mẹ đầy lòng cảm thông. Quan tâm đến hoàn cảnh khó xử của cô dâu chú rể tại tiệc cưới Cana, Mẹ hết sức ân cần. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta tìm được một dòng mô tả Mẹ trong giáo xứ tông đồ đầu tiên ấy: “Các tông đồ đồng tâm tiếp tục cầu nguyện cùng với các phụ nữ và Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu.” Sự hòa hợp về các lời cầu nguyện công và lòng nhân ái tư, đó là điều chúng ta phải tìm kiếm.
Lạy Mẹ Thiên Đàng, xin dạy chúng con đừng thèm muốn được ca tụng hoặc để ý đến, nhưng chỉ biết trở nên những khí cụ ơn cứu độ.
Tổng giám mục Paul. J. Hallinan
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Danh ca Andrea Bocelli và trải nghiệm huyền nhiệm

Vũ Văn An5/19/2016

Ngày nay, Andrea Bocelli là một trong những người Ý nổi danh nhất trên thế giới; ai cũng thích giọng hát của ông; hơn 110 triệu CD của ông đã bán hết. Và ông là người đáng lẽ ra đã không được sinh ra: các bác sĩ khuyên mẹ ông nên phá thai vì có nguy cơ là đứa trẻ sinh ra sẽ tật nguyền. Nhưng mẹ ông không nghe theo các bác sĩ và cương quyết tiếp tục việc thai nghén đầy khó khăn này, một việc sau đó còn bị sức khỏe yếu kém của bà sinh ra nhiều biến chứng. Nhờ quyết định can đảm của người đàn bà Ý này, ngày 22 tháng 9 năm 1958, Andrea sinh ra đời. Em bé này mang theo căn nhãn áp di truyền, ảnh hưởng tới thị lực: năm 12 tuổi, cậu hòan toàn mất thị giác do bị đánh trúng đầu trong một cuộc chơi túc cầu. Cậu bé người Tuscany này mất thị giác nhưng không mất giọng nói, nhờ thế, cậu đã thực hiện được một nghề nghiệp sáng chói và trở thành một trong các danh ca nổi tiếng nhất thế giới. 

Donnerstag, Mai 19, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô Hữu (9)

Vũ Văn An5/18/2016
4. Lòng thương xót như phẩm tính vừa khôn dò vừa có tính tối thượng

Nơi Tiên Tri Hôsê, ta thấy cao điểm của việc Cựu Ước mặc khải thánh danh Thiên Chúa. Ngoài Tiên Tri Amos, Tiên Tri Hôsê là người đầu tiên trong các tiên tri soạn tác (scriptural prophets). Ngài sống trong một tình thế rất cảm kích của những ngày cuối cùng của Vương Quốc Phía Bắc và việc nó bị bức tử (722/721 trước CN). Tính cảm kích trong sứ điệp của ông tương ứng với tính cảm kích của tình thế. Người dân đã phá bỏ giao ước; họ đã trở thành đĩ điếm ô nhục. Do đó, Thiên Chúa cũng đã cắt đứt với dân Người. Người quyết định không tỏ lòng thương xót với thứ dân bất trung của mình nữa (Hs 1:6). Dân của Người sẽ không còn là dân của Người nữa (Hs 1:9). 
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm C

HAI GIỜ TRONG MƯA

Cha Mark Link S.J.
Ở Luân Ðôn có một công viên là Hyde Park. Ðây là nơi thuận tiện cho các diễn giả ngoài phố xá. Vào chiều Chúa nhật, bạn có thể đến đó nghe đủ thứ câu chuyện về mọi chủ đề dưới bầu trời này. Người ta bàn từ chính trị cho đến tôn giáo. Frank Sheed, một giáo dân Công giáo nổi tiếng sống ở Anh thường hay đến đó bàn luận về tôn giáo. Ông nói ông có thể cầm giữ một đám đông suốt hai giờ đồng hồ trong mưa khi ông nói về Ba Ngôi.
Ngày 19

Đức Bà de Flines – Pháp

Khi thực hiện chương trình của Người cho nhân loại, Thiên Chúa đã đặt vào lịch sử một số nhân vật, họ là những tấm gương phần nào phản ảnh về tâm trí và thân vị của Thiên Chúa. Moses, David, các ngôn sứ, Phaolô – mỗi vị hàm chứa một phần nào sự vĩ đại và cao cả của Thiên Chúa, Đấng Tạo Thành.
Không có gì ngạc nhiên khi các họa sĩ, các điêu khắc gia, các thi nhân đã ra sức nắm bắt và diễn tả một cái gì đó nói lên tầm ý nghĩa phong phú của Đức Maria, chẳng hạn, Mẹ là tổng hợp của Cựu và Tân Ước. Nơi Mẹ, trước tiên và cá biệt, những lời hứa xa xưa của Thiên Chúa đã được thực hiện, và Thiên Chúa còn ban thêm những lời hứa khác. Đức Maria hàm chứa trong mình, trong con người Mang Thiên Chúa của Mẹ, ý nghĩa về tư tế, ngôn sứ, và tông đồ và là một đài kỳ niệm rạng ngời về hoạt động của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại.
Lạy Mẹ Maria, Nơi Nương Ẩn của tội nhân, xin cho chúng con được cộng tác vào công cuộc của Mẹ.
Lm. Clifford Stenens
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Mai 18, 2016

Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi - Năm C

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU

ĐTGM Ngô Quang Kiệt
Hôm nay chúng ta mừng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Tuy chúng ta không thể hiểu thấu mầu nhiệm đó. Nhưng may thay qua Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm của tình yêu.
Ngày 18

Đức Bà de Bonport – Pháp

Đức Maria, Người sẽ trở nên Mẹ Chúa Kitô, được gìn giữ khỏi những hệ quả tai hại tội Ađam đã truyền lại cho nhân loại là điều phải lẽ. Thi sĩ William Wordsworth đã ca tụng Đức Maria là “niềm tự hào độc nhất của bản tính bị ô nhơ của chúng ta,” tức là chỉ có một mình Mẹ Maria là người được gìn giữ khỏi tì ố tội Ađam.
Các tín hữu Công Giáo tin rằng, những thành quả ơn cứu độ đã được áp dụng cho Đức Maria khi Mẹ được tạo dựng – và do đó, chúng ta tôn vinh Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Thật bất xứng nếu như Con Thiên Chúa lại chịu sinh ra bởi một người mẹ ô nhơ vì tội lỗi. Đấng Cứu Thế được các tín hữu tôn thờ, còn Mẹ Người thì lại chẳng đáng được tôn vinh hay sao? Hôm nay, chúng ta tôn vinh Đức Maria vì Mẹ thực sự là “niềm tự hào độc nhất của bản tính ô nhơ của chúng ta.”
Lạy Mẹ Maria, Mẹ cực tinh cực sạch, xin giúp chúng con sống cuộc đời thanh sạch.
John M. Martin, M.M
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN



Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – C

(Ga 16, 12-15)

Tiếp liền sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi, một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.

Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô Hữu (8)

Vũ Văn An5/15/2016
III. Sứ Điệp Của Cựu Ước

1. Ngôn ngữ Thánh Kinh

Sứ điệp của Thánh Kinh về lòng thương xót có thể phát xuất từ một truyền thống sâu rộng của nhân loại. Nhưng người ta sẽ lầm khi cho rằng Thánh Kinh và cùng với nó, Kitô Giáo, chỉ đơn giản nhắc lại một cách phổ thông những điều các triết gia đã khám phá trong việc họ phân tích lòng cảm thương của con người và những điều các học giả tôn giáo đã gạn lọc từ nhiều tôn giáo khác nhau làm thành một truyền thống chung của con người. Kitô Giáo không phải là “thuyết Platông cho người bình dân” (1) như Nietzsche vốn nghĩ. Kitô Giáo tiếp nhận nhiều điều từ truyền thống nhân bản, nhưng nó cũng phê phán truyền thống này, làm cho nhiều điều trở nên chính xác và làm cho sâu sắc hơn. Điều ấy trở nên rõ ràng khi ta chịu để ý điều này: sứ điệp Thánh Kinh không những nói về lòng cảm thương [Mitleid], mà còn nói tới lòng thương xót [Barmherzigkeit] nữa. Bất chấp mọi điểm tiếp xúc chung về tôn giáo và triết học, ý niệm thương xót vẫn có một ý nghĩa chuyên biệt, mà nay ta cần lưu ý. 

Đức Thánh Cha nói: Cần vượt thắng những gì là thế tục

Bùi Hữu Thư5/17/2016
Tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngay cả những vị đại thánh cũng phải vất vả mới chống trả được các chước cám dỗ

Vatican: Ngày 17 tháng 5, 2016

Trần thế sẽ cố gắng quyến rũ các bạn, nhưng xin đừng chào thua.

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha khuyên như vậy trong Thánh Lễ hôm nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, khi ngài giảng về Phúc Âm trong ngày khi các môn đệ Chúa Giêsu tranh luận với nhau xem ai là người cao trọng nhất.

Fatima, Đức Gioan Phaolô II và bí mật thứ ba

Vũ Văn An5/16/2016
Nhân dịp kỷ niệm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên ngày 13 tháng 5 năm 1917, cách nay 99 năm, báo chí Công Giáo viết nhiều chung quanh ý nghĩa của sự kiện Fatima nói chung.

Năm điều đáng lưu ý của Bí Mật Thứ Ba

Điều nổi bật nhất vẫn là ý nghĩa của Bí Mật Thứ Ba, một bí mật dù đã được bật mí nhưng vẫn là một bí mật với rất nhiều người Công Giáo hiện nay. Về ý nghĩa này, chính thị nhân hàng đầu của biến cố là chị Lucia cho hay: “việc giải thích không thuộc thị nhân mà thuộc Giáo Hội”. Thành thử, việc giải thích một số dấu hiệu và biểu tượng của Đức Mẹ Fatima nhằm đem lại cho tín hữu một hướng dẫn rõ ràng để hiểu ý định của Thiên Chúa muốn mạc khải cho ta là tùy thuộc Giáo Hội Công Giáo.


Đừng để cho Xã hội, Tiền bạc và Quyền lực Soi mòn Giáo Hội

Thanh Quảng sdb 5/17/2016


Đài Vatican ngày 17/5/2016 phát đi bài giảng của ĐTC tại Nhà trọ Thánh Marta ở Rome, Ngài nói Con đường của Chúa Giêsu là phục vụ tha nhân, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu hãy vượt qua những cám dỗ của thế gian và tham vọng của con người, Ngài cảnh báo hãy bác bỏ những trào lưu của xã hội đang có hướng chiều đè bẹp vùi dập kẻ khác để đạt đến đích đỉnh của mình. 

Bài đọc Tin Mừng hôm nay cho hay các tông đồ của Chúa Giêsu đã tranh luận với nhau xem “ai là người lớn nhất” đã được Đức Thánh Cha quảng diễn qua những suy tư của Ngài về nguy cơ của quyền lực, tiền bạc, tham vọng và hư không. ĐTC lưu ý rằng trong khi Chúa Giêsu cảnh báo cho các tông đồ của Ngài về nỗi thống khổ và cái chết của Ngài, thì các ông lại quan tâm đến các vấn đề trần thế như xem ai là người có quyền hành cao nhất trong họ.

Freitag, Mai 13, 2016

Ngày 13

Đức Mẹ Fatima

Ngày 13 tháng 5 năm 1917, trong thời kỳ thế chiến I, Đức Mẹ đã hiện ra với ba con trẻ tại làng Fatima, Bồ đào nha. Đức Mẹ trao cho ba em một sứ điệp gửi cho thế giới để chấm dứt chiến tranh. Sứ điệp kêu gọi lần chuỗi Mân Côi hằng ngày, dâng thánh lễ, hiệp lễ các thứ Bảy đầu tháng và sám hối hằng ngày. Nước Bồ đào nha và nước Ái nhĩ lan đã nghe và giữ sứ điệp ấy. Họ không bị lôi cuốn vào cuộc thế chiến II.
Đức Trinh Nữ còn nói với ba trẻ, “Nếu sứ điệp của Mẹ không được nghe theo, một cuộc đại chiến kinh khủng khác sẽ nổ ra, nhiều quốc gia bị hủy diệt, chủ nghĩa vô đạo sẽ bành trướng; nhưng sau cùng, Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ sẽ toàn thắng, nước Nga sẽ trở lại và sẽ có một thời kỳ hòa bình.”
Phải chăng cuộc toàn thắng của Mẹ Maria đã gần kề? Phải chăng đã số người lần chuỗi Mân Côi đã đủ? Nhiều thập niên đã đến và đã đi qua. Có một điều cần phải suy tư.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Bình An, xin cho chúng con được trở nên một thành phần trong phong trào kiến tạo hòa bình trên thế giới của Mẹ.
Tom Martin, S.J
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô Hữu (7)

Vũ Văn An5/11/2016
II. Những Chủ Trương Xấp Xỉ (tiếp theo)

2. Thăm dò lịch sử các tôn giáo

Thế giới ngày nay gần gũi nhau hơn và tín đồ các tôn giáo ngoài Kitô Giáo sống sát cạnh ta. Trong tình thế này, để hiểu nhau và chung sống hòa bình với nhau, điều cần thiết là phải nhìn quá bên kia hàng rào văn hóa riêng của ta để đi vào thế giới các tôn giáo. Trong khi làm thế, ta phải bảo đảm điều này: lòng cảm thương và từ tâm không tự giới hạn vào bối cảnh văn hóa của ta, mà đúng hơn, là các hiện tượng nhân bản phổ quát và tôn giáo nguyên thủy.

Donnerstag, Mai 12, 2016

Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần - Năm C

VAI TRÒ CỦA THẦN KHÍ

McCarthy
Suy Niệm 1. ƠN CỦA THẦN KHÍ

Chúng ta muốn bám chặt vào một người mà chúng ta yêu mến và phụ thuộc. Chúng ta không thể chịu nổi ý tưởng người ấy rời bỏ chúng ta. Khi Đức Giêsu nói với các Tông đồ rằng Người sắp rời bỏ họ, họ rơi vào sự u sầu. Nhưng Người nói với họ: “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em”.

Các Tông đồ khó mà hiểu được bằng cách nào Đức Giêsu ra đi thì có lợi cho họ. Những minh hoạ sau đây sẽ chiếu soi một số ánh sáng trên đề tài ấy.

Ngày 12
Đức Khiêm Nhượng của Mẹ Maria

Trên bàn thờ nguyện đường của Đại Học Hoa Kỳ “cũ” tại Roma (để phân biệt với đại học “mới,” được xây dựng sau chiến tranh), có treo một bức hình “Đức Mẹ Khiêm Nhượng.” Về mặt nghệ thuật, có lẽ bức hình không có gì trỗi vượt; nhưng các sinh viên lại yêu thích và cầu nguyện rất sốt sắng với Đức Mẹ Khiêm Nhượng.
Đức khiêm nhượng đích thực là sự chân thật toàn vẹn. Nó có nghĩa là dành cho Thiên Chúa địa vị của Người trong đời sống chúng ta, và nhìn nhận những ân huệ chúng ta được là từ Người mà ra. Mẹ Maria đã có một nhân đức khiêm nhượng chân chính. Mẹ ý thức mình được nhiều ân sủng; và Mẹ còn nói, “Mọi thế hệ sẽ khen tôi diễm phúc.” Tuy nhiên, quan trọng hơn nữa là việc Mẹ tin rằng mình chỉ là hư vô và Thiên Chúa là tất cả.
Những kẻ lòng trí kiêu căng không thể biết được sự bình an bền vững của tâm hồn. Họ đánh mất bản thân giữa bóng tối của thói tìm mình. Tuy nhiên, sự bình an đích thực lại ngự trị nơi linh hồn khiêm nhượng.
Lạy Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con luôn luôn cần sự phù trợ và giúp đỡ cầu bầu của Mẹ.
Đức hồng y John J. Carberry
Ngày 13
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Mai 11, 2016


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (6)

Vũ Văn An5/9/2016
II. Những Chủ Trương Xấp Xỉ

1. Cách tiếp cận triết học(tiếp theo)

d/ Các tiếp cận mới trong thế kỷ 20 và trong thế kỷ 21

Trong thế kỷ 20, cách tiếp cận tri thức có tính chủ quan của Kant gặp sự chống đối mạnh mẽ. Các đột phá phát xuất từ hướng hiện tượng luận mới mẻ được Edmund Husserl và Max Scheler đem tới cho triết học. Các triết gia này muốn vượt qua chủ thể như là khởi điểm tân Kantian. Do đó, họ quay trở lại với thực tại khách quan, kể cả thực tại khách quan liên ngã. Trong diễn trình này, họ biến tương cảm [Einfuhlungsvermogen, empathy] thành khởi điểm chính cho tư tưởng của họ. Học trò của Husserl là [Thánh Nữ] Edith Stein cho xuất bản một bản văn rất sớm tựa là Về Vấn Đề Tương Cảm (32). 

Bải giảng của Đức Thánh Cha: Dụ ngôn Người Con Hoang Đàng

Bùi Hữu Thư5/11/2016
Vatican: Ngày 11 tháng 5, 2016
Bải giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi yết kiến chung:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta hãy suy niệm về dụ ngôn Người Cha nhân hậu. Về người cha và hai người con, và giúp chúng ta biết về lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.

Chúng ta bắt đầu từ đoạn cuối, nghĩa là về niềm vui của tấm lòng người Cha, khi nói: “Hãy lấy con bê béo làm thịt. Rồi chúng ta hãy mở tiệc ăn mừng, vì con ta đã chết, thì nay đã sống, đã mất, thì nay lại tìm thấy” (Luca 15: 23-24). Với những lời này, người Cha ngăn không cho người con thứ mở miệng nói khi anh muốn thú tội: “Con chẳng đáng được gọi là con Cha nữa…” (19). Tuy nhiên lời nói này quá đau lòng đối với trái tim người Cha, nên ông đã mau mắn phục hồi phẩm giá của người con: mau lấy áo đẹp nhất, nhẫn và dép. Chúa Giêsu không mô tả một người Cha bị xúc phạm và tức giận, một người cha, chẳng hạn, nói với con: “Mày sẽ phải đền tội.” Không, người Cha đã ôm lấy anh, chờ đợi anh với lòng thương mến. Ngược lại, điều độc nhất ông tâm niệm là đứa con đứng trước ông đã được an toàn, và điều này làm cho ông vui sướng và ông cần phải ăn mừng. Việc đón mừng người con trở về được mô tả rất cảm động. “Anh ta còn ở đằng xa thì người Cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để.” (20). Thật là dịu hiền biết bao; ông thấy anh tận đàng xa: điều này có nghĩa gì? Đó là người Cha đã ngày ngày bước ra khỏi cửa để trông ngóng phía con đường, mong con trở về; đứa con đã làm tất cả mọi điều xấu xa, nhưng người Cha vẫn chờ đợi. Lòng nhân từ của người Cha đẹp đẽ biết bao! 
Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần - Năm C

ĐẤNG ĐỔI MỚI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN, ĐẤNG ĐỔI MỚI

Qua bài trích sách Công Vụ Tông Đồ, ta thấy Đức Chúa Thánh Thần là Đấng đổi mới.

Ngài đã đổi mới trí khôn các Tông đồ. Các Tông đồ là những người làm nghề chài lưới, ít học. Suốt 3 năm ở bên cạnh Chúa Giêsu, các ngài đã được Chúa dạy dỗ nhiều điều. Nhưng các ngài không hiểu. Nhưng sau khi nhận được ơn Chúa Thánh Thần, trí khôn các ngài như được mở ra. Không những các ngài hiểu biết về Chúa, hiểu biết giáo lý của Chúa, mà còn có thể đi giảng dạy cho người khác nữa. Ơn Chúa Thánh Thần thật lạ lùng. Ngài đã biến những con người thất học nên hiểu biết. Ngài đã đổi những tâm trí u mê thành sáng suốt.
Ngày 11

Thị Kiến cho Thánh Philip Neri – Năm 1594

Nơi nào Chúa Kitô được tôn kính, nơi ấy Đức Maria cũng được tôn kính. Trải qua bao nhiêu năm, lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa đã mặc nhiều hình thức phong phú tại những miền đất và trong những thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên, có một việc sùng kính đã trải qua cuộc thử thách thời gian và hầu như ở đâu cũng thấy, đó là Chuỗi Mân Côi.
“Chuỗi kinh Mân Côi của thánh Đaminh gồm mười lăm chục, liên kết Mẹ Maria với công trình cứu độ của Con Mẹ, từ cuộc Truyền Tin cho đến các biến cố vui mừng trong thời thơ ấu và niên thiếu của Chúa Giêsu; trải qua các mầu nhiệm đau thương trong cuộc khổ nạn và tử giá; rồi đến việc Chúa sống lại, lên trời, sai Chúa Thánh Thần hiện xuống với các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần, và kết thúc bằng sự kiện Đức Maria được tái hợp với Con Mẹ trong các mầu nhiệm lên trời và được tôn vinh.
“Thật là thiếu khôn ngoan khi chê bỏ kinh Mân Côi mà chưa thử qua đơn giản vì cho đó là lời kinh cổ lỗ, lặp đi lặp lại và không phù hợp với tâm thức con người thời đại. Sự phong phú về Thánh Kinh trong kinh Mân Côi có một giá trị trường cửu” – Thư mục vụ của hội đồng giám mục Hoa Hỳ về Đức Trinh Nữ Maria (tháng 11 năm 1973).
Lạy Mẹ Maria, Tấm Gương Công Bình, xin giúp chúng con sống một đời Kitô hữu hoàn hảo.
Thomas M. Brew, S.J.
Nguồn http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, Mai 10, 2016

Đời Sống Của Người Truyền Giáo Được Tan Hòa Trong Việc Phục Vụ Chúa Kitô

Thanh Quảng sdb 5/10/2016
Đài Vatican ngày 10/5/2016 đã phát đi bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay các nhà truyền giáo ngoan ngùy rộng mở tâm lòng trước lời mời gọi của Chúa Thánh Thần trước khát vọng bùng cháy muốn cống hiến đời mình để loan báo Tin Mừng, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất. Các đặc tính của những người nam nữ đã quyết chọn con đường phục vụ Giáo Hội bằng việc truyền giáo, đó là trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ sáng thứ Ba tại nhà trọ Santa Marta.

Thánh Thần giúp chúng ta trở nên những Kitô hữu ‘đích thực’ chứ không phải ‘lý thuyết’

VATICAN. Chúa Thánh Thần thúc đẩy trong lòng Giáo hội, nhưng đáng tiếc là có nhiều Kitô hữu ngày hôm nay không nhận biết Ngài hay thậm chí xem Ngài là một ‘tù nhân cấp cao’. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Hai, 09.05, tại nguyện đường thánh Marta. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Chúa Thánh Thần giúp chúng ta trở nên những Kitô hữu ‘đích thực’ chứ không phải những Kitô hữu ‘lý thuyết’. Từ đó, Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở các tín hữu hãy để cho Thần Khí thúc đẩy và hướng dẫn ngõ ngầu có thể bước đi trên con đường tự do, hạnh phúc. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha cũng nhắc tới cách đặc biệt các nữ tu Dòng Thánh Vinh sơn đang làm việc tại Nhà trọ Thánh Marta, nhân dịp hôm nay mừng kính thánh nữ Luisa di Marillac, Đấng sáng lập Dòng.

Đức Hồng Y Muller: Amoris Laetitia không hề cho phép người ly dị tái hôn rước lễ

Vũ Văn An5/10/2016
Theo hãng tin Công Giáo Infocatholica.com của Tây Ban Nha, đầu tháng Năm, nhân qua Tây Ban Nha cổ vũ cho cuốn sách mới xuất bản của ngài về lòng hy vọng, Đức Hồng Y Gerhard Müller, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã quả quyết và tái xác nhận quan điểm truyền thống về hôn nhân và việc không thể có thay đổi gì đối với quan điểm này. 

Ngài nói: “không thể sống trong ơn thánh của Thiên Chúa trong khi sống trong một hoàn cảnh tội lỗi”. Những người hiện đang sống trong tội lỗi “không thể lãnh nhận Thánh Thể trừ khi họ đã lãnh nhận sự tha tội trong bí tích thống hối”. Quan trọng hơn nữa, ngài nói thêm: “Giáo Hội không có quyền thay đổi Thiên Luật” và “Ngay vị giáo hoàng hay một công đồng cũng không thể thay đổi được nó”. Ngài cũng cho rằng chính việc “đọc sai” tông huấn của Đức Giáo Hoàng đã tạo ra tranh cãi đến thế. 

Chúa Thánh Thần, quà tặng của Đấng Phục Sinh

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương5/10/2016

Chúa Thánh Thần là Đấng rất gần gũi với mỗi người nhưng chúng ta thường lãng quên Người. Có thể ví Chúa Thánh Thần gần gũi và quan trọng như không khí mà chúng ta hít thở mỗi giây phút nhưng ít khi chúng ta để ý đến không khí. Đúng như lời của nhà thần học Moltmann nói rằng, chúng ta lãng quên Chúa Thánh Thần không phải vì Người ở xa, nhưng vì Người ở quá gần chúng ta. Bởi thế, cần khám phá lại dung mạo và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Kitô hữu.

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (5)

Vũ Văn An5/8/2016
II. Những Chủ Trương Xấp Xỉ

1. Cách tiếp cận triết học

a/ Các xem xét sơ khởi liên quan tới ngôn ngữ và chủ đề

Đối với nhiều người ngày nay, lòng thương xót là một chữ khó hiểu. Thường thường những người quyết đoán, muốn gì được nấy tạo được nhiều ấn tượng hơn những người hay thương xót. Đàng khác, lòng thương xót thường bị coi là yếu đuối xét theo nhiều cách. Do đó, bước đầu tiên, ta phải cố gắng khám phá trở lại nghĩa nguyên thủy và hoàn toàn mạnh mẽ của chữ này. Triết học có thể cung ứng cho ta sự trợ giúp trong lãnh vực này và có thể mở ra nhiều cách tiếp cận mới đối với chủ đề. 
Ngày 10

Đức Mẹ Saussai – gần Paris

Thánh Louis de Montfort có lần đã kể ra mười nhân đức của Mẹ Maria:
Khiêm nhượng thẳm sâu;
Đức tin sống động;
Đức vâng phục trọn hảo;
Tinh thần cầu nguyện liên lỉ;
Khổ chế trong mọi sự;
Trinh khiết thánh;
Đức ái nồng nàn;
Nhẫn nại anh hùng;
Dịu hiền như thiên thần;
Và khôn ngoan thượng trí.
Nguyên việc đọc tên các nhân đức này cũng đem lại cho linh hồn một niềm bình an, một khát vọng noi gương, một mơ ước thực hành ít là một nhân đức nào đó. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta hãy nài xin Mẹ Maria chỉ dẫn cho chúng ta. Trong tinh thần cầu nguyện và thành tâm, chúng ta hãy hướng về Mẹ là Hiền Mẫu dấu ái của chúng ta và chọn lấy một trong những nhân đức ấy để thực tập và phát triển trong linh hồn chúng ta. Tình yêu đối với Mẹ, nếu chân thật, sẽ đưa chúng ta đến chỗ noi gương và bước theo những lý tưởng Mẹ đặt nêu lên cho chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, Nguyên Nhân Niềm Vui của chúng con, xin giúp chúng con biết phụng sự Con Mẹ với tâm hồn tràn đầy hân hoan.
Đức hồng y John J. Carberry
Nguồn:
http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, Mai 09, 2016

Ðức Thánh Cha mời gọi mọi ngườihướng nhìn trời cao, nhưng không quên dấn thânlàm chứng tá cho Tin Mừng của Chúatrong đời sống thường nhật


Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn trời cao, nhưng không quên dấn thân làm chứng tá cho Tin Mừng của Chúa trong đời sống thường nhật.
Vatican (Vat. 8-05-2016) - Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng với 50 ngàn tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, trưa chúa nhật 8 tháng 5 năm 2016, Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người hướng nhìn trời cao, nhưng không quên dấn thân làm chứng tá cho Tin Mừng của Chúa trong đời sống thường nhật.
Bài huấn dụ của Ðức Thánh Cha trước khi đọc kinh
Ðức Thánh Cha nói: "Hôm nay, tại Italia và các nước khác, chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu lên trời, diễn ra 40 ngày sau khi sống lại. Chúng ta hãy chiêm ngắm mầu nhiệm Chúa Giêsu ra khỏi không gian trần thế của chúng ta để đi vào vinh quang sung mãn của Thiên Chúa, mang theo nhân tính của chúng ta. Tin Mừng theo thánh Luca tỏ cho chúng ta thấy phản ứng của các môn đệ trước Chúa "Ngài tách rời khỏi họ và được đưa lên trời" (24,51). Các môn đệ không cảm thấy đau khổ và ngỡ ngàng, nhưng "họ phủ phục trước Chúa; rồi trở về Jerusalem rất vui mừng" (v.52). Ðó là sự trở về của những người không còn sợ thành thị đã phủ nhận Thầy của họ, thành ấy đã thấy sự phản bội của Giuda và sự chối thầy của Phêrô, sự phân tán các môn đệ và bạo lực của nhà cầm quyền cảm thấy bị đe dọa.

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (4)

Vũ Văn An5/5/2016

4. Lòng thương xót dưới sự nghi ngờ ý thức hệ

Lòng thương xót không những là một vấn đề nội bộ của thần học; trong cuộc phân tích ý thức hệ hiện đại, nó còn là một vấn đề xã hội nữa. Vấn đề này đối đầu với ta trước hết nơi Karl Marx và trong chủ nghĩa Mácxít. Marx coi tôn giáo là “nền tảng của an ủi và công chính hóa” của thế giới. Đối với ông ta, sự khốn cùng của tôn giáo là biểu thức của sự khốn cùng thực sự nhưng đồng thời cũng là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng thực sự này. “Tôn giáo là tiếng thở dài của tạo vật bị áp bức và cũng là linh hồn của các thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện ngu dân” (44). 
Ngày 9

Đức Maria, Mẹ Đồng Trinh Mọi Ơn;

Đức Mẹ Loreto
Đức Maria là Mẹ Nữ Vương, tinh tuyền và thanh khiết, đáng yêu và vẹn sạch, đáng phục và khôn ngoan, đáng kính và thần thế. Trên hết, Mẹ là Mẹ Thông Ơn Thiên Chúa. Đức Pius IX đã nói: Thiên Chúa đã ban tràn cho Mẹ kho tàng của Người, vượt trên mọi thần thánh – đến độ chúng ta hầu như “không thể tưởng tượng” được mức độ các hồng ân Thiên Chúa đã ban cho Mẹ.
Nhờ ơn thánh, chúng ta được làm con cái Thiên Chúa. Nhờ ơn thánh, chúng ta tìm được sự sống đời đời. Mẹ Maria rất thánh ân cần chia sẻ cho chúng ta những phương pháp thánh thiện của Mẹ để đắc thủ những ơn được hứa ban cho mọi linh hồn.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh, xin giúp chúng con tìm được một chỗ giữa hàng các thánh.
John Julius Fisher
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (3)

Vũ Văn An4/10/2016

2. Lòng thương xót: một vấn đề nền tảng đối với thế kỷ 21

Lòng thương xót: một vấn đề nền tảng đối với thế kỷ. Hai vị giáo hoàng của hậu bán thế kỷ 20 đã rõ ràng nhận ra các “dấu chỉ của thời đại” và đã khẩn khoản yêu cầu để vấn đề thương xót được đem vào tâm điểm của việc công bố lẫn việc thực hành của Giáo Hội một lần nữa. Đức Gioan XXIII, “vị giáo hoàng nhân từ”, như người Ý từng âu yếm gọi ngài, là vị giáo hoàng đầu tiên tiếp nhận thách đố này. Nhật ký thiêng liêng của ngài chứa nhiều suy niệm sâu sắc liên quan tới lòng thương xót của Thiên Chúa. Đối với ngài, lòng thương xót là tên đẹp nhất và là cách xưng hô đẹp nhất đối với Thiên Chúa. Sự thảm hại của ta chính là ngai của lòng Chúa thương xót (25). Đức Giáo Hoàng Gioan trích dẫn Thánh Vịnh 89:2: “Con tuyên xưng rằng tình yêu bền vững của Ngài được thiết lập thiên thu” (26).


Sonntag, Mai 08, 2016

Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (2)

Tác giả:  Vũ Văn An


I. Lòng thương xót, một chủ đề có liên hệ chủ yếu nhưng bị lãng quên

1. Tiếng kêu thương xót

Thế kỷ 20, một thế kỷ nay đã lùi về phía sau ta, là một thế kỷ khủng khiếp về nhiều phương diện, và thế kỷ 21, một thế kỷ vẫn còn rất trẻ và vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, đã bắt đầu một cách đầy điềm gở và gây xúc động mạnh với cuộc tấn công khủng bố vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York, cũng không hứa hẹn điều gì tốt hơn. Trong thế kỷ 20, chúng ta chịu hai chế độ toàn trị man rợ; hai cuộc thế chiến, với từ 50 tới 70 triệu người chết riêng trong Thế Chiến II; cũng như việc diệt chủng, sát hại hàng loạt, hàng triệu người, các trại tập trung, và các trại tù khổ dịch. Trong thế kỷ 21, chúng ta sống với sự đe dọa của khủng bố tàn nhẫn, bất công vô nhân đạo, các trẻ em bị lạm dụng và bỏ đói, hàng triệu người trốn chạy, gia tăng bách hại các Kitô hữu, và, thêm vào đó, là các thiên tai tàn phá dưới hình thức động đất, núi lửa, sóng thần, lụt lội và hạn hán. Tất cả những điều này và rất nhiều điều khác là “các dấu chỉ thời đại”.
Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C - Lễ Thăng Thiên

CHỨNG NHÂN

SƯU TẦM
Dù chỉ là một nữ tu sáng lập đơn côi ban đầu, mẹ Têrêsa đã làm nên phép lạ cho dòng Thừa Sai Bác Ai của mẹ lên đến 4000 nữ tu, 450 sư huynh và hàng ngàn người ngoại giáo ngày đêm xuôi ngược tiếp tục công việc nhân ái của mẹ, với 600 cơ sở và 126 quốc gia trên thế giới. Từ ngày thành lập từ năm 1950 đến nay mỗi năm nhà dòng của mẹ đã giúp nuôi 50.000 gia đình nghèo, dạy dỗ cho 20.000 trẻ em và săn sóc cho 90.000 người mắc bệnh phong cùi trong các bệnh viện riêng ở 10 quốc gia. Các trẻ em mồ côi mà mẹ đã nuôi dạy từ hơn nửa thế kỷ nay nhiều không kể xiết.

Ngày mẹ qua đời, tổng thống pháp Jacques Chirac đã gởi một bức điện với lời lẽ đau buồn như sau: “Buổi tối hôm nay đã có ít Tình yêu hơn, ít lòng trắc ẩn hơn và ít ánh sáng hơn trên thế giới này”.
Ngày 8

Đức Mẹ Pompeii

Chúng ta thường quên rằng Mẹ Maria cũng đã tự hiến cho Thiên Chúa bằng chính tinh thần đã thôi thúc Người Con Chí Thánh của Mẹ. “Xin hãy nên trọn nơi tôi theo lời ngài truyền.”
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cám tạ vì Chúa đã ban Mẹ Maria cho chúng con khi Chúa chịu treo trên thập giá. Chúng con muốn thuộc trọn về Chúa. Mẹ Maria sẽ dạy cho chúng con. Được củng cố nhờ tấm gương của Mẹ, chúng con sẽ tin tưởng cố gắng sống theo tinh thần tự hiến của Chúa. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, chúng con mỗi ngày sẽ được trở nên giống Chúa hơn.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, với sự phù trợ của Mẹ, chúng con có thể sống theo lời Con Mẹ đã mời gọi. Mẹ đã nêu cho chúng con tấm gương của một người mẹ với tình yêu vô vị kỷ, xin hãy hun đốt nơi chúng con ngọn lửa tình yêu Chúa.
Lạy Mẹ Maria, Cửa Thiên Đàng, xin đổ đầy tâm hồn chúng con ánh sáng hồng phúc của Mẹ.
Linus Merz, S.C.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Mai 07, 2016


Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu

Vũ Văn An 4/2/2016

Giới thiệu

Lên ngôi Giáo Hoàng ngày 13 tháng 3 năm 2013, chủ đề đầu tiên của Đức Phanxicô là lòng thương xót. Bốn ngày sau đó, trong buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, Đức Tân Giáo Hoàng đã nói tới chủ đề này rồi. 

Và khung cảnh để ngài nói tới chủ đề đó thật rất thích hợp: Tin Mừng hôm ấy (Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Chay) kể lại câu truyện người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình, người đã được Chúa Giêsu cứu khỏi bị kết án tử hình (Ga 8:1-11). 

Kitô hữu không gây tê nỗi đau của mình nhưng sống nỗi đau ấy trong hy vọng

Đặng Tự Do5/6/2016
Trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 6 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nhận xét rằng Kitô hữu không gây tê nỗi đau của mình, không tìm cách làm mất đi cảm giác đau đớn nhưng sống nỗi đau ấy trong hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ cho chúng ta một niềm vui không ai có thể cướp đi được. 

Niềm vui và nỗi đau của một người phụ nữ sinh con
Ngày 7

Đức Mẹ Haut – Hainault, Pháp

Thánh thiện là gì? Cha Walter J. Burghardt, dòng Tên, đã diễn giải thế này: “Thánh thiện là sự kết hiệp với Thiên Chúa – sự kết hiệp với Thiên Chúa tùy thuộc vào hai nhân tố: Thiên Chúa và con người – sáng kiến của Thiên Chúa và sự cộng tác của con người. Tất cả sự thánh thiện, tất cả sự kết hiệp với Thiên Chúa, đều bắt nguồn từ Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng gìn giữ linh hồn Mẹ Maria không vương nhơ tội lỗi ngay từ giây phút hiện hữu đầu tiên. Thiên Chúa là Đấng đã đặc tuyển Đức Maria làm Mẹ Đồng Trinh cho Con Một của Người. Thiên Chúa đã đưa hồn xác Đức Maria vào nơi kết hợp muôn đời với Người. Tất cả sự kết hiệp với Thiên Chúa đều bắt đầu từ Thiên Chúa.
Nhưng Thiên Chúa luôn luôn nêu một câu hỏi: “Con có đồng ý không?” Vì thế Người đã hỏi Đức Maria: “Con có đồng ý làm Mẹ Thiên Chúa không?” Và trong khi thế giới hồi hộp đợi chờ, Đức Maria đã trả lời, “Xin hãy nên trọn nơi tôi theo lời ngài truyền” (Lc 1:38). Ước chi Mẹ Maria soi động cho chúng ta được hứng khởi đáp lại lời Thiên Chúa mời gọi nên thánh.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế, xin giúp đỡ tất cả chúng con như lời Mẹ đã hứa.
Đức hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Mai 06, 2016

Lịch sử bức ảnh Những Giọt Lệ Đức Mẹ từ thành Syracuse

Đặng Tự Do5/5/2016
Lúc 19:30 chiều thứ Năm 5 tháng Năm, lễ Chúa Lên Trời, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Canh Thức “Lau khô những giọt lệ”. Đây là một cử hành đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót dành cho tất cả những ai đang đau khổ và những người tìm kiếm sự ủi an. 

Các thành viên của một gia đình và hai cá nhân đã trải qua những loại đau khổ khác nhau trong cuộc sống của họ đã làm chứng trước cộng đoàn về những trải nghiệm đau đớn của họ và cách họ được giúp đỡ để phục hồi từ những đau khổ này. 

10 lời nguyện cảm động trong Đêm Canh Thức Lau Khô Những Giọt Lệ

Đặng Tự Do5/5/2016
Lúc 19:30 chiều thứ Năm 5 tháng Năm, lễ Chúa Lên Trời, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Canh Thức “Lau khô những giọt lệ”. Đây là một cử hành đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót dành cho tất cả những ai đang đau khổ và những người tìm kiếm sự ủi an. 

Các thành viên của một gia đình và hai cá nhân đã trải qua những loại đau khổ khác nhau trong cuộc sống của họ đã làm chứng trước cộng đoàn về những trải nghiệm đau đớn của họ và cách họ được giúp đỡ để phục hồi từ những đau khổ này. 

Cùng với các chứn từ này, cộng đoàn đã nghe ba bài đọc.

Bài đọc 1 là bài trích sách Tiên Tri Isaia (40, 1-5. 9-11)

Bài đọc 2 là bài trích thư Thánh Phaolô Tông Đồ gởi dân thành dân thành Côrintô (1:1-7)

Bài thứ 3 là một bài giảng của Thánh Gregorio Nazianzeno, Giám Mục Thành Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, sinh năm 329 và qua đời năm 390.

Sau bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu nói về Tám Mối Phúc Thật, Đức Thánh Cha đã giảng trong buổi Canh Thức.

Sau bài giảng của Đức Thánh Cha là phần lời nguyện giáo dân.

Lời nguyện thứ nhất: Cầu cho các tín hữu Kitô bị bách hại vì đức tin.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những ai bị bách hại vì đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Xin Chúa Thánh Thần là Đấng An Ủi làm cho họ kiên trì trong thời gian thử thách và đưa vào đôi môi của họ lời của sự thật để rao giảng Tin Mừng với sự mạnh bạo.

Đức Thánh Cha đọc lời nguyện sau:

Lạy Cha Toàn Năng Hằng Hữu, xin trợ giúp những con cái Cha đang cảm nghiệm nơi chính xác thịt họ những đau khổ của Chúa Kitô, và xin an ủi họ. Xin Chúa đón nhận những đau thương của họ như lễ vật dâng lên Cha vì phần rỗi của thế giới. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con. Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi Canh Thức ''Lau khô những giọt lệ''

J.B. Đặng Minh An dịch5/5/2016
Lúc 19:30 chiều thứ Năm 5 tháng Năm, lễ Chúa Lên Trời, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Canh Thức “Lau khô những giọt lệ”. Đây là một cử hành đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót dành cho tất cả những ai đang đau khổ và những người tìm kiếm sự ủi an.

Các thành viên của một gia đình và hai cá nhân đã trải qua những loại đau khổ khác nhau trong cuộc sống của họ đã làm chứng trước cộng đoàn về những trải nghiệm đau đớn của họ và cách họ được giúp đỡ để phục hồi từ những đau khổ này.

Sau chứng từ của họ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giảng như sau:

Thưa Anh Chị Em,

Sau những chứng từ đầy xúc động mà chúng ta đã nghe, và trong ánh sáng của Lời Chúa, là Lời đem lại ý nghĩa cho sự đau khổ của chúng ta, trước hết, chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần đến ở giữa chúng ta. Ngài có thể soi sáng tâm trí của chúng ta để tìm ra những từ thích hợp có khả năng mang lại niềm ủi an. Xin Ngài mở rộng tâm hồn chúng ta, để chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa luôn luôn hiện diện và không bao giờ bỏ rơi chúng ta trong những lúc khó khăn. Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ rằng Ngài sẽ không để họ mồ côi, nhưng ở mọi thời điểm trong cuộc sống, Ngài sẽ luôn gần gũi với họ bằng cách gửi Thánh Thần của Người, Đấng An Ủi (x Jn 14:26) đến giúp đỡ, dưỡng nuôi và ủi an họ.
Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C - Lễ Thăng Thiên

NIỀM HY VỌNG NƯỚC TRỜI

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Có nhiều người nghĩ thế giới chỉ bó gọn trong trái đất và con người chỉ thuộc về mặt đất. Nhưng không phải thế. Hôm nay, Chúa Giêsu lên trời là một bằng chứng cho niềm hy vọng của ta.

Việc Chúa Giêsu lên trời bảo cho ta biết rằng ngoài trái đất còn có trời. Ngoài cõi nhân sinh nhỏ hẹp còn có cõi thần linh bao la. Ngoài cuộc sống trần gian mau qua còn có cuộc sống thiên đàng vĩnh cửu.

Chúa Giêsu về trời là niềm hy vọng cho ta. Mai sau ta cũng sẽ được về trời với Người. Vì chính Người đã hứa: “Thầy đi để dọn chỗ cho anh em, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó với Thầy”.
Ngày 6

Đức Mẹ Các Phép Lạ; 

Đức Mẹ Đức Bác Ái
Chúng ta có thể quên được những tháng ngày thơ ấu, khi chúng ta nằng nặc nài nỉ cho bằng được những đặc ân nào đó hay không? Thái độ kiên trì của một đứa trẻ khi xin xỏ cha mẹ một vật gì rất đáng khâm phục và bắt chước. Một đứa trẻ không bao giờ đầu hàng trước tiếng “không” thẳng thừng. Nó biết mỗi lần xin thêm là cơ hội đắc thủ lại càng rõ rệt thêm.
Mẹ Maria lại có thể làm ngơ trước sự kiên trì của con cái khi họ sốt sắng lần chuỗi Mân Côi hay sao? Và nếu như ơn chúng ta xin không được chấp thuận, chúng ta lại không tin Mẹ Maria sẽ tưởng thưởng cho sự kiên trì của chúng ta bằng cách nài xin Con Mẹ ban một ơn khác lớn lao hơn cho lợi ích thiêng liêng của chúng ta hay sao?
Nếu trong quá khứ, chúng ta đã chưa trung thành lần chuỗi Mân Côi, thì chúng ta vẫn có thể làm lại ngay bây giờ. Còn nếu chúng ta đã trung thành với kinh nguyện ý nghĩa này, thì chúng ta có thể an tâm rằng chúng ta là những người con của Mẹ Maria.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành, xin giúp chúng con tìm thấy ơn cứu độ cho cuộc đời.
Lm. Leon Mc Kenzie
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Mai 05, 2016

Ngày 5
Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ

Chúa Giêsu có lần đã dạy các Tông Đồ: nếu muốn làm lớn trên Nước Trời, phải học để trở nên đầy tớ cho mọi người. Khi sứ thần Gabriel hiện đến và loan báo cho Đức Maria biết Mẹ sẽ sinh hạ Con Thiên Chúa, Đức Maria đã đáp lại, “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy nên trọn nơi tôi điều ngài truyền.”
Khi tưởng nghĩ đến Đức Maria là Nữ Vương hiển vinh các thánh tông đồ và Đấng Cứu Giúp các tội nhân, chúng ta cũng hãy nghĩ rằng: Mẹ vẫn là đầy tớ của mọi người.
Khi rửa chân cho các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nêu cho chúng ta một tấm gương phục vụ. Sau đó, Chúa hỏi các ngài có hiểu biết việc Người đã làm cho họ không. Chúa Giêsu dạy rằng Người là Thiên Chúa mà còn phục vụ, vậy các môn đệ - và cả chúng ta nữa - hãy noi theo tấm gương của Người.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương các thánh Tông Đồ, xin giúp chúng con gặp thấy những người được Chúa Thánh Thần đánh động.
Ann Hill
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Mai 04, 2016

Tông Huấn Amoris Laetitia dưới mắt Đức Hồng Y Schonborn

Vũ Văn An5/4/2016
Phản ứng đối với Tông Huấn Hậu Thượng Đồng về Hôn Nhân và Gia Đình Amoris Laetitia rất tức khắc và lẫn lộn. Người thì cho tông huấn này thay đổi tất cả, người thì cho nó chẳng thay đổi gì. Người thì cho đây là một trong những văn kiện quan trọng của huấn quyền, người cho đây chỉ là suy nghĩ cá nhân của Đức Phanxicô. Người thì coi nó là một văn kiện nhất quán. Người thì cho nó là hai văn kiện song hành, lắm khi đối chọi nhau. 

Các nguồn của Tông Huấn

Mừng kính Chúa Giêsu lên trời

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long5/4/2016
Mừng kính Chúa Giêsu lên trời

Hằng năm toàn thể Hội Thánh Công Giáo mừng lễ Đức Chúa Giêsu lên trời.

Vậy đâu là nguồn gốc lịch sử và đức tin của ngày lễ mừng này?

Trong kinh Tin Kính chúng ta đọc tuyên xưng: „ Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha.“.

Lời tuyên xưng đức tin đặt trên nền tảng lời Kinh Thánh thuật lại trong Phúc âm theo thánh Luca 24, 50-53 và nơi sách Công vụ Tông Đồ 1, 1-11. 

Cả hai đoạn Kinh Thánh thuật lại thời điểm cùng cung cách và nơi chốn Chúa Giêsu lan trời: 40 ngày sau khi Chúa Giêsu sống lại, ở thành Gierusalem, có đám mây quyện cất cùng hai Thiên Thần hộ vệ đưa Chúa Giêsu lên trời cao.

Luôn có đối kháng trong Giáo hội chống lại Thánh Thần

VATICAN. “Ngày hôm nay trong Giáo hội cũng như xưa kia, luôn có những đối kháng chống lại Thánh Thần. Có những người không chấp nhận những đổi mới mà Thánh Thần mang đến. Nhưng Thánh Thần giúp chúng ta chiến thắng, tiến về phía trước và luôn kiên vững trên con đường của Đức Giêsu.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Năm, 28.04, tại nguyện đường Thánh Marta.
Khởi đi từ bài đọc một trích sách Công vụ Tông đồ thuật lại các cuộc tranh luận đang diễn ra ở ‘Công đồng’ Giê-ru-sa-lem, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Nhân vật chính hoạt động trong Giáo hội chính là Chúa Thánh Thần. Ngay từ buổi đầu, Ngài đã ban sức mạnh cho các Tông đồ để loan truyền Tin Mừng. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thực hiện tất cả và khiến cho Giáo hội không ngừng tiến lên phía trước, cho dù có gặp phải những khó khăn và ngay cả khi những cuộc bách hại bùng nổ dữ dội. Chính Chúa Thánh Thần ban sức mạnh và lòng can đảm cho các tín hữu để họ kiên vững trong đức tin cho dù có gặp phải chống đối và sự giận dữ điên cuồng của những kinh sư, luật sĩ. Có một sự đối kháng kép chống lại hoạt đông của Thần Khí: Một là từ những người xác tín rằng Đức Giêsu chỉ đến với dân được tuyển chọn, chứ dân ngoại không có phần; hai là từ những người muốn áp đặt luật Mô-sê, gồm cả việc cắt bì, lên những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa. Hai sự đối kháng này ẩn chứa những nhầm lẫn lớn.
Thánh Thần đặt những tâm hồn bước đi trên một con đường mới. Đó là việc kỳ diệu của Thần Khí. Các Tông đồ đã bắt gặp những tình huống mà họ chưa nghĩ đến bao giờ. Đó là những hoàn cảnh hoàn toàn mới lạ. Và họ đã đương đầu với những hoàn cảnh này như thế nào? Bài đọc một ngày hôm nay bắt đầu như thế này: ‘Trong những ngày ấy, đã diễn ra một cuộc tranh luận sôi nổi’, một cuộc tranh luận nảy lửa, vì họ đang thảo luận với nhau về vấn đề những người gốc dân ngoại quay trở lại với Thiên Chúa. Họ có sức mạnh của Thần Khí – nhân vật chính – Đấng thúc đẩy họ tiến lên. Nhưng Thần Khí cũng mang đến những điều mới mẻ, những điều chưa hề được ai thực hiện trước đây bao giờ và cũng chưa có ai nghĩ đến. Đó là việc người gốc dân ngoại cũng được lãnh nhận Thánh Thần.
Ngày 4

Đức Mẹ Cứu Giúp – gần Caen, Normandy

Tháng Đức Mẹ là một thời gian thuận tiện để suy tư về địa vị Đức Mẹ trong đời sống chúng ta.
Một đấng cứu giúp. Hiện nay, Đức Mẹ chắc chắn cũng lắng nghe và trợ giúp như xưa Mẹ đã làm tại Cana, xứ Galilê.
Một tấm gương. Đức Mẹ đã nghe và vâng giữ lời Chúa.
Một khởi hứng. Đức Mẹ đã nếm chịu đau thương và cảm nhận lưỡi gươm oan khổ xuyên qua tâm hồn.
Một mục đích. Mọi thế hệ sẽ khen ngợi Mẹ Maria diễm phúc; niềm hạnh phúc hiện tại của Mẹ còn hơn cả sự bù đắp cho những thập giá Mẹ đã chịu trên dương thế.
Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con theo gương thánh thiện của Mẹ.
Lm. Joseph M. Champlin
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, Mai 03, 2016

Bách hại - cái giá của việc làm chứng cho Chúa

Vũ Đức Anh Phương SJ5/3/2016
VATICAN. Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sức mạnh để trở nên những chứng nhân của Đức Giêsu ngay giữa những bách hại. Có những bách hại lớn đòi chúng ta phải hy sinh mạng sống mình, nhưng cũng có những bách hại nho nhỏ là những lời đàm tiếu, phê bình và chỉ trích. Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ Hai, 02.05, tại nguyện đường Thánh Marta.

Chúng ta đã đến gần Lễ Ngũ Tuần và các bài đọc trình bày cho chúng ta nhiều hơn về Chúa Thánh Thần. Sách Công vụ Tông Đồ thuật lại rằng có một bà tên là Ly-đi-a, quê ở Thy-a-ti-ra, chuyên buôn bán vải điều. Thiên Chúa đã mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phao-lô nói.

Hạnh Các Thánh
Ngày 03 tháng 5

THÁNH PHILÍPPHÊ và THÁNH GIACÔBÊ HẬU TÔNG ĐỒ


Các thánh là những người đã biết “lắng nghe, đáp lại và sống trung thành Lời Chúa” kêu gọi. Hai bản văn dưới đây về đời sống thánh Philiphê và thánh Giacôbê tông đồ sẽ nói lên đầy đủ chân lý ấy.
Thánh Philiphê cùng một quê quán với hai anh em thánh Phêrô và Anrê. Ngài sinh ra tại làng Bêsaiđa, một làng chài lưới trải mình trên bờ biển Tibêriát. Ông Clêmentê Alêxanđria quyết đã thấy thánh Philiphê xin phép Chúa Giêsu trở về mai táng xác cha. Nhưng Chúa không cho phép. Người còn bảo thánh nhân: “Hãy theo Ta và hãy để mặc kẻ chết chôn kẻ chết” (Tuy nhiên, vì Phúc âm không ghi rõ vị tông đồ nào đã xin Chúa như thế, nên sự quyết đoán của ông bị coi như điều bịa đặt). Và đây những chi tiết xác thực vì Gioan thánh sử đã viết về thánh Gioan Tẩy giả, ngài là một trong những vị tông đồ được gọi theo Chúa đầu tiên. Một hôm gặp ông Nathanaen, mà người ta thường nói cũng là thánh Batôlômêô, thánh Philípphê nói với ông: “Chúng tôi đã gặp thấy Con Người mà luật Maisen và các tiên tri đã nói đến: Đó chính là Giêsu, con trai ông Giuse làng Nazarét”. Nathanaen mỉm cười đáp lại: “Ô! Làm gì Nazarét lại có thể xuất hiện một điều lạ như thế?” Philipphê quyết thêm: “Thì ông cứ đến mà xem”. Nathanaen đã đến và nghe lời Chúa Cứu Thế, ông đã hết sức cảm phục” (Ga. 1,43-51).

Bản dịch Việt Ngữ Tông Huấn Amoris Laetitia - Niềm Vui Yêu Thương 

Vũ Văn An dịch từ ngày 14-4-2016 trên trang mạng Vietcatholic

Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amoris Laetitia
của Đức Thánh Cha Phanxicô
Gửi Các Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế,
Các Người Tận Hiến,
Các Cặp Vợ Chồng Kitô Hữu,
Và Mọi Tín Hữu Giáo Dân
Về Tình Yêu Trong Gia Đình
1. Niềm vui yêu thương mà các gia đình vốn cảm nghiệm cũng là niềm vui của Giáo Hội. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận, bất chấp mọi dấu hiệu khủng hoảng trong định chế hôn nhân, “ước nguyện kết hôn và tạo lập gia đình vẫn mạnh mẽ, nhất là nơi giới trẻ, và đây là một hứng khởi đối với Giáo Hội” (1). Như một đáp ứng đối với ước nguyện này, “công bố của Kitô Giáo về gia đình quả là một tin vui” (2).
Ngày 3

Đức Mẹ Jasna Gora, Nữ Vương Ba Lan;

Đức Mẹ Calvary – Zabrzydowska, Ba Lan
Đất nước Ba Lan đã quen với những rừng người tại đền thánh Đức Mẹ gần Jasna Gora. Nhưng trước kia, người ta chưa bao giờ đươọc chứng kiến điều đã xảy ra tại đó vào tháng Tám năm 1956. Một triệu tín hữu hành hương đã đến. Mọi người đều có một thỉnh nguyện duy nhất. Họ khẩn cầu Đức Mẹ Tổ Quốc ban tự do cho hồng y giáo chủ Stefan Wyszinsky bấy giờ đang bị giam cầm trong lao tù của chế độ vô đạo.
Họ đặt chiếc ngai đặc biệt cùng với biểu hiệu của đức hồng y bên cạnh bàn thờ trong đền thánh. Trên ngai chất đầy hoa và những sắc màu của đất nước. Họ đồng thanh nài xin Mẹ Maria đưa vị hợp pháp ngồi trên chiếc ghế ấy trở về. Khi làm như thế, họ không quan tâm đến những người cho rằng họ đang làm những điều bất khả. Âm vang lời kinh của họ được những ngọn gió mang đi, vọng khắp đền thánh và các khu vực lân cận.
Năm ấy chưa kết thúc, đức hồng y Wyszynski đã được trả tự do khỏi lao tù. Ngài thực hiện cuộc hành hương tạ ơn đến “ngọn núi Đức Mẹ” tại Jasna Gora. (Ngày 28 tháng 5 năm 1981, ngài đã được giải thoát khỏi đời này).
Lạy Mẹ Maria, xin cho chúng con đáng được những lời Chúa Kitô đã hứa.
Anne Tansey
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, Mai 02, 2016

Đức Mẹ Ovieo – Tây ban nha

Đối với mỗi người chúng ta, tháng Năm này mang ý nghĩa thế nào là tùy vào ý thức của chúng ta đối với Mẹ Maria trong cuộc sống cũng như khát vọng của chúng ta muốn hiểu biết và yêu mến Mẹ. Ngay khi vừa thức giấc, chúng ta hãy hướng tâm trí về Mẹ với lời cầu nguyện để có thể sống trọn một ngày tôn vinh Mẹ. Nếu có thể, hãy tham dự thánh lễ và hiệp lễ. Trong ngày, dù lúc bận rộn, chúng ta vẫn có thể hướng tâm trí về Mẹ Maria, nài xin Mẹ trợ giúp, chia sẻ với Mẹ những nỗi buồn vui như một đứa trẻ với mẹ nó.
Việc trưng hoa trước tượng ảnh Đức Mẹ trong gia đình là một tập quán lành thánh. Hãy đọc về Mẹ Maria, hãy nói về Mẹ Maria, hãy tìm cách noi gương Mẹ Maria. Nhưng trước hết, hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày. Khi nghỉ ngơi, hãy phó mình cho sự chăm sóc từ mẫu của Mẹ. Tình yêu Mẹ Maria sẽ đem lại sự bình an êm đềm cho cuộc sống của chúng ta.
Lạy Mẹ Maria, Mẹ Hay Làm Phép Lạ, xin giúp chúng con tìm được ơn Chúa.
Hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Mai 01, 2016

Chúa Nhật VI Phục Sinh - Năm C

ƠN BÌNH AN

SƯU TẦM
Suy Niệm 1. BÌNH AN Ở GIỮA SỰ RỐI LOẠN

Trong cuốn sách Go Down to the Potter’s House của Donagh O’Shea, ông có một câu chuyện về một ông vua có hai hoạ sĩ trong triều là hai đối thủ gay gắt. Một ngày nọ, nhà vua nói: “Trẫm quyết định một lần này cho xong để biết ai trong hai khanh là hoạ sĩ giỏi nhất. Hai khanh phải vẽ cùng một đề tài và như vậy, trẫm sẽ ở giữa để phán xét. Và đề tài là bình an”.

Hai người hoạ sĩ đồng ý, và một tuần sau trở lại với các bức tranh của họ.