Trang chủ

Montag, Februar 29, 2016

Ngày 29   (Năm Nhuận)


Cứ bốn năm một lần, chúng ta lại được thêm một ngày để tôn vinh Thiên Chúa. Ít ra chúng ta cũng có thể nghĩ đến điều này khi nhìn vào quyển lịch. Hôm nay là ngày duy nhất ấy trong quãng thời gian bốn năm. Tại sao lại không làm cho nó trở nên đáng nhớ bằng sự kết hợp trọn lành giữa chúng ta với Thiên Chúa và Mẹ Maria, Mẹ chí thánh của Người?
Nếu như biết đích xác ngày nào mình chết, bạn sẽ làm gì vào ngày hôm ấy? Để giải đáp câu hỏi này, thánh Aloysius nói rằng ngài cứ tiếp tục làm công việc ngài đang làm.
Đó là câu trả lời hoàn hảo, miễn là chúng ta đang làm công việc ấy vì vinh danh Chúa và tình yêu Chúa. Tuy nhiên, cũng có nghĩa là chúng ta phải dứt bỏ những ham hố và bận tâm nhỏ nhặt của trần gian, đồng thời phải hiến mình vì mục đích cao cả của cuộc đời chúng ta. Mục đích ấy là sống sao cho Thiên Chúa được vinh danh hơn, là mến yêu tưởng nghĩ đến Người. Việc kết hợp với Thiên Chúa là mục tiêu của tất cả tình yêu; việc kết hợp với Thiên Chúa là sự sống vững bền. Nhưng nó khởi đầu ngay từ đời này.
Đức Chúa Con chuộc tội cứu thế là Đức Chúa Trời thật – thương xót chúng con.
John C. Selner, S.S
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Februar 28, 2016

Ngôn sứ Mose 


Vào mùa Chay và đêm mừng lễ Chúa Giêsu phục sinh, bài kinh thánh nói về lịch sử dân Do Thái trở về từ Ai Cập, và Ngôn sứ Mose được đọc trong thánh lễ, để nhắc nhớ đến nguồn gốc hình ảnh lịch sử ơn cứu chuộc ngày xưa Thiên Chúa đã thực hiện.

Nhưng Ngôn sứ Mose là ai, và Ông đóng vai trò gì trong lịch sử dân Do Thái?

1. Nhân vật kinh thánh.

Mose là một nhân vật lịch sử giữ vai trò trung tâm chính yếu trong năm cuốn sách Kinh Thánh cựu ước đầu tiên, có tên gọi là bản Ngũ thư: Sách Sáng Thế, sách Xuất Hành, sách Dân số, sách Đệ nhị luật và sách Levi.

Và Ngôn sứ Mose còn được cho là tác gỉa của bộ sách Ngũ thư và Thánh vịnh 90. : lời cầu nguyện của Ông Mose

Theo Kinh thánh thuật lại, đời sống và sứ vụ của Ngôn sứ Mose đi đôi gắn liền với đạo Do Thái và cả đạo Kitô giáo nữa.
Ngày 28

Đức Mẹ, Nơi Nương Ẩn của Tội Nhân – Quito, Ecuador

Từ ngày còn thơ ấu, chúng ta đã kêu xin Đức Mẹ cầu bầu cho chúng ta vào hai thời điểm rất đặc biệt: khi nay, ngay lúc này; và trong giờ lâm tử. Trong lời hứa thứ tư, Thánh Tâm Chúa Giêsu cho chúng ta biết, vì lời cầu bầu của Mẹ Maria, Người sẽ là “nơi nương ẩn an toàn cho chúng ta ngay trên đời này” và ‘trong giờ lâm tử.”
Lòng thương xót Chúa sẽ đến phù trợ cho chúng ta được kiên vững trong ơn thánh, hoặc mang lại ơn thánh cho chúng ta nếu như chúng ta đã đánh mất. Và khi toàn bộ nỗi sợ hãi kinh hoàng của cơn bệnh cuối đời dấy lên thách thức chúng ta, Chúa sẽ ở bên cạnh chúng ta.
Trong thương tích rộng mở của Thánh Tâm - theo lời kinh tiền tụng tuyệt vời của ngày đại lễ - các thánh sẽ tìm được chốn trú ngụ an bình và thanh nhàn, các tội nhân sẽ tìm được nơi nương ẩn tha thứ và thương xót. Cả hai đều được đón tiếp và được an toàn.
Đức Chúa Cha ngự trên trời là Đức Chúa Trời thật – thương xót chúng con.
Eugene P. Murphy, S.J.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Februar 27, 2016

Chúa Nhật III Mùa Chay  - Năm C

KIÊN NHẪN CỦA TÌNH YÊU

Achille Degeest
Người ta nghĩ rằng những người Galilê nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay là những nạn nhân bị đàn áp trong một cuộc nổi dậy chống quân La mã, có lẽ xảy ra trong khuôn viên Đền Thờ Giêrusalem. Người ta cho rằng tháp Silôam ở gần giếng Silôam phía đông nam thành. Nhân hai vụ bi thảm này, Chúa Giêsu đánh đổ một thành kiến và Người đưa cuộc tranh luận lên một tầm cao hơn. Não trạng Do Thái thời đó coi bất đắc kỳ tử là hình phạt Thượng đế áp dụng cho kẻ tội lỗi. Nhân hai vị chết người tập thể này. Chúa phán rằng những hình phạt thật sự về sự dữ nằm ở chỗ khác. Trước hết, dường như cách kín đáo Chúa nói, nếu dân thành Giêrusalem không trở lại với Thiên Chúa bằng niềm tin hôm nay vào Đấng Messia, toàn thành sẽ bị tiêu diệt. Phải chăng Chúa ám chỉ cuộc tàn phá thủ đô sẽ xảy ra năm 70? Tiếp đó, Chúa đặt cuộc tranh luận vào bối cảnh toàn bộ giảng thuyết của Người: Nếu không ăn năn trở lại, dân chúng sẽ bị Thiên Chúa xét phạt nghiêm khắc. Dụ ngôn cây vả cho chúng ta hiểu Thiên Chúa vừa kiên nhẫn, vừa quyết thi hành công lý của Người.
Chúng ta tự đặt hai câu hỏi:
1) Sự trở lại là gì?
Trở lại là thay đổi nội tâm, thay vì hướng về bản thân, con người hướng về Thiên Chúa. Khởi đầu, người ta nhận mình là kẻ tội lỗi, cách khiêm nhượng người ta ý thức về sự xa cách một trời một vực giữa sự thánh thiện của Thiên Chúa và nỗi khổ cực trong tâm hồn mình. Mình có một trách nhiệm nào đó về khổ cực bên trong ấy. Vì thế người ta hối hận về tội mình, người ta trở lại với Thiên Chúa, vì Người luôn luôn tiếp đón những kẻ khiêm nhường sám hối. Sự trở lại không chỉ một lần là xong, trái lại mỗi ngày phải thực hiện một sự trở lại mới.
2) Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa là gì?
Đó là sự kiên nhẫn của tình yêu, trước hết là của tình yêu giáo hoá. Thiên Chúa không đòi hỏi con người nhất đán trở nên hoàn toàn thánh thiện. Thiên Chúa cho con người có đủ thời gian làm công việc cải thiện tâm hồn. Nhưng con người phải sử dụng tốt thời gian ân huệ ấy, đúng ra nó ngắn ngủi lắm. Mỗi ngày trong đời sống của một Kitô hữu đều mang đến một ân sủng để giúp tiến bộ trong niềm trung tín với Thiên Chúa. Mỗi ngày người tín hữu phải tự chất vấn: Kinh nguyện của tôi, sự thờ phụng của tôi, cung cách tôi phục vụ tha nhân có đủ tốt để đẹp lòng Thiên Chúa không? Như một nhà giáo dục kiên nhẫn, Thiên Chúa giúp đỡ người tín hữu tìm được câu trả lời bằng cách Người can thiệp ban cho những ân sủng bên trong, bằng những giáo huấn của Giáo Hội, bằng những biến cố, v.v… Lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa cũng là niềm thương yêu kiên nhẫn nhưng đòi hỏi gắt gao. Thiên Chúa thông cảm vô cùng đối với những ai thành tâm thiện chí, nhưng chung cục Người sẽ tỏ ra nghiêm khắc đối với những kẻ ngoan cố thờ ơ.
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX1.htm

Freitag, Februar 26, 2016

Ngày 27

Đức Mẹ Ánh Sáng – Lisbon

Trong Sáng Thế ký, chúng ta đọc thấy Thiên Chúa đã tạo nên hai vầng sáng: vầng sáng lớn hơn làm chủ ban ngày, và vầng sáng nhỏ hơn làm chủ ban đêm. Đức hồng y Damien Philip Hugo giải thích, “Chúa Kitô là vầng sáng lớn hơn làm chủ những người công chính, còn Mẹ Maria là vầng sáng nhỏ hơn làm chủ những kẻ có tội – như thế, mặt trời là hình bóng của Chúa Giêsu Kitô, ánh sáng của Chúa được những người công chính hoan hưởng, đó là những người sống trong ngày quang đãng của ơn thánh; còn mặt trăng là hình bóng của Mẹ Maria, ánh sáng của Mẹ soi chiếu cho những người sống trong đêm tối tội lỗi.”
Vì Mẹ Maria là ánh sáng mang điềm lành và mưu ích cho những tội nhân đáng thương, những kẻ không may đã sa vào bóng tối tội lỗi, họ sẽ phải làm gì? Đức Innocent III trả lời, “Những người trong đêm tối tội lỗi hãy hướng mắt về mặt trăng, hãy kêu cầu Mẹ Maria.” – Thánh Alphonsus de Liguori, Vinh Quang Đức Mẹ.
Xin Chúa Kitô nhậm lời chúng con.
Đức cha Andrew G. Grutka
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Februar 25, 2016

Chúa Nhật III Mùa Chay  - Năm C

CÁI NHÌN NỘI TÂM

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Mùa Chay là mùa sám hối. Sám hối là đổi mới tâm hồn. Muốn đổi mới tâm hồn, phải đổi mới cách nhìn về con người và cuộc đời, về bản thân và tha nhân. Hôm nay, Chúa Giêsu dạy ta những cách nhìn thời cuộc và biến cố theo tinh thần của Người.

Thông thường, trước một biến cố, ta dễ có cái nhìn chính trị. Hôm nay, người ta thuật lại việc Philatô giết những người Do Thái trong Đền Thờ. Thời ấy, đế quốc Rôma đang thống trị nước Do Thái. Philatô là viên tổng trấn của Rôma. Tường thuật biến cố đau thương này, người ta mong Chúa Giêsu có cái nhìn chính trị, dấn thân vào chính trị. Người ta mong Chúa Giêsu kết án Philatô. Không bàn chính trị, không làm chính trị, cho dù sau này Chúa Giêsu vẫn bị kết án vì một tội chính trị. Không kết án Philatô, dù sau này chính Người bị viên tổng trấn này kết án.
Ngày 25
Đức Mẹ Chiến Thắng – Constantinople

Hàng ngàn người đã tìm được một sự phong phú tinh thần mới mẻ trong cuộc sống khi họ hướng về Đức Maria, lúc mà sự thành công hoặc sống còn dường như đã trở nên bất khả. Dưới tước hiệu Đức Mẹ Chiến Thắng, Đức Maria đã ban những hồng ân đặc biệt.
Năm 1571, thánh Pius V giáo hoàng đã thiết lập lễ kính Đức Mẹ Chiến Thắng vào ngày 7 tháng 10. Lễ này được thiết lập để ghi nhớ cuộc hiển thắng của lực lượng Kitô Giáo trong cuộc chiến với Thổ nhĩ kỳ. Vào thời điểm ấy, đế quốc Ottoman rộng lớn có dã tâm thôn tính Roma, trung tâm của các nước theo Kitô Giáo. Từ sau chiến thắng ấy, Đức Mẹ vẫn nhiều lần can thiệp và phù trợ cho lực lượng Kitô Giáo trong các cuộc chiến tranh lớn nhỏ. Xưng tội, hiệp lễ và khiêm nhượng cầu nguyện là những phương thế tối hảo để đến với Mẹ Maria.
Xin Chúa thương xót chúng con – Chúa Kitô thương xót chúng con.
John Julius Fisher
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Thờ phượng trong Thần Khí và sự thật : Những suy tư về Sacrosanctum Concilium
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương2/24/2016
THỜ PHƯỢNG TRONG THẦN KHÍ VÀ SỰ THẬT

Những suy tư về Sacrosanctum Concilium

Bài giảng I Mùa Chay 2016 của cha Raniero Cantalamessa)

1- Công Đồng Vatican II: một phụ lưu, chứ không là dòng sông

Sau khi đã suy niệm về Lumen Gentium trong Mùa Vọng, tôi muốn tiếp tục suy tư về những tài liệu có giá trị khác của Vatican II trong những suy niệm Mùa Chay này. Tuy nhiên, thiết tưởng sẽ có ích nếu chúng ta thực hiện một trình bày có tính dẫn nhập. Vatican II là một phụ lưu chứ không là dòng sông. Trong tác phẩm nổi tiếng An Essay on the Development of Christian Doctrine của mình (Tiểu luận về sự phát triển của Học Thuyết Kitô giáo), Chân phước Hồng Y Newman đã quả quyết một cách mạnh mẽ rằng dừng lại sự phát triển của truyền thống tại một điểm nào đó, ngay cả đó là một công đồng đại kết, sẽ biến nó thành một truyền thống chết và nó không phải là một “truyền thống sống động”. Truyền thống giống như âm nhạc. Đâu là thứ giai điệu tấu lên nếu nó chỉ dừng lại trên một nốt nhạc và lặp đi lặp lại nốt nhạc đó mãi ? Điều này cũng xảy ra khi một đĩa bị trầy xớc, và chúng ta biết kết quả của sẽ như thế nào rồi.

Thánh Gioan XXIII muốn Công Đồng phải là như “một Lễ Hiện Xuống mới” cho Giáo Hội. Lời cầu nguyện này được chấp nhận ít là về một điểm. Sau Công Đồng có một sự phục hồi về Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần không còn là một “Ngôi Vị không được biết đến của Ba Ngôi. Giáo Hội ý thức rõ ràng hơn về sự hiện diện và hành động của Người. Trong bài giảng của mình cho Lễ Dầu vào thứ Năm Tuần Thánh năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI quả quyết rằng:

Mittwoch, Februar 24, 2016

Ngày 24
Trận Dịch tại Roma Chấm Dứt nhờ Đức Mẹ Cầu Bầu – Năm 591
Chúng ta thường cầu xin một ơn gì đó, thậm chí sau nhiều năm, nhưng vẫn không được nhậm lời. Chúa dạy chúng ta cứ cầu xin… cứ gõ cửa cho đến khi được mở. Chúa nói rằng, một người cha sẵn lòng mở cửa cho con cái hơn là cho một người xa lạ! Thiên Chúa là Cha trên trời của chúng ta, Người muốn ban cho chúng ta những của tốt lành. Chúng ta chỉ cần cầu xin với Người.
Trước khi sứ thần hiện đến loan báo về việc Trẻ Maria ra đời cho ngài và thánh Joachim, thánh nữ Anne, mẹ của Đức Trinh Nữ Maria, đã cầu xin một người con suốt nhiều năm trường. Phần thưởng cho sự kiên trì cầu nguyện của thánh nữ Anne là được trở nên bà ngoại của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế.
Chúng ta quí trọng những gì chúng ta phải rất khó nhọc mới có được. Những thứ có được mà không phải vất vả dường như không có giá trị. Đôi khi, đó là sự vất vả trong việc kiên trì cầu nguyện. Nhưng Chúa Kitô đảm bảo, chúng ta sẽ được Thiên Chúa nhậm lời nếu chúng ta không ngừng cầu nguyện.
Lạy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria – chúng con xin dâng mình cho Mẹ.
Margaret Hula Malsam
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Thiên Chúa chân thực, nhiều Kitô hữu lại giả dối

VATICAN. “Kitô giáo là một tôn giáo chân thực, thi hành những công việc tốt lành chứ không phải là một tôn giáo chỉ biết nói suông, làm những việc giả hình và tìm kiếm hư danh.” Đây là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ sáng thứ ba, ngày 23.02, tại nguyện đường thánh Marta.
Đời sống Kitô là một điều chân thực. Thiên Chúa cũng hết sức chân thực. Nhưng có nhiều Kitô hữu lại giả dối và ăn nói ba hoa chứ không hề dấn thân lãnh trách nhiệm; thích tìm kiếm hư danh chứ không khiêm nhường phục vụ những người nghèo hèn nhất.
Khởi đi từ bài đọc một trích sách Isaia và bài Tin Mừng theo thánh Mathêu, một lần nữa, Đức Thánh Cha giải thích về mối biện chứng Tin Mừng giữa lời nói và việc làm. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh đến những lời của Đức Giêsu khi Ngài vạch trần bộ mặt giả hình của các kinh sư và người Pha-ri-sêu, đồng thời mời gọi các môn đệ và đám đông dân chúng hãy làm tất cả những gì họ nói, còn những việc họ làm thì đừng có làm theo.

Dienstag, Februar 23, 2016

Ngày 23
Đức Mẹ Thạch Sơn – gần Salamanca, Tây ban nha

Cho dù rất cố gắng, nhưng nhiều cha mẹ trong các gia đình đông con bao giờ cũng “phải” cưng yêu một đứa hơn những đứa khác. Có thể là đứa giống cha hoặc mẹ nhất; có thể là đứa đầu lòng hoặc đứa út ít; có thể là đứa phụ giúp và tỏ lòng thảo hiếu với cha mẹ nhất.
Không muốn bất công, nhưng cha mẹ thường thấy mình yêu thương đứa này hơn những đứa khác.
Lạy Thiên Chúa, Cha của chúng con, Chúa không hề bất công với tất cả chúng con khi tỏ lòng sủng ái đặc biệt đối với Đức Maria. Trong tất cả những người con trần gian của Chúa, Đức Maria đã cộng tác với Chúa cách trọn hảo nhất và yêu mến Chúa nhiều nhất. Chúng ta hãy vui mừng vì những hồng ân Chúa đã ban cho Mẹ.
Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Gary Lauenstein, C. SS. R.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Trọn nội dung cuộc họp báo trên không của Đức Phanxicô trên đường từ Mễ Tây Cơ trở về Rôma
Vũ Văn An2/21/2016

Đêm ngày 17 tháng Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ trong 5 ngày của ngài và ngài đã lên đưởng trở về Rôma từ phi trường quốc tế tại Juárez, nơi ngài cử hành Thánh Lễ cuối cùng với sự tham dự của người ở cả hai bên biên giới Mỹ Mễ để nói rằng “không biên giới nào ngăn cản chúng ta là một gia đình”.

Trước khi lên máy bay, ngài cám ơn đại gia đình Mễ Tây Cơ đã mở rộng cửa đời sống họ và quốc gia họ để nghinh đón ngài. Trích dẫn thi hào Octavio Paz, người viết trong bài thơ “Tình Anh Em” rằng “Tôi là một con người: tôi chỉ kéo dài giây lát, và đêm tối thì mênh mông. Nhưng nhìn lên, tôi thấy các vì sao đang viết. Tôi hiểu tuy không quán triệt: tôi cũng đang viết và chính trong khoảnh khắc này, một ai đó đang giải nghĩa cho tôi”, ngài cho hay: người giải nghĩa và chỉ đường cho ta chính là Thiên Chúa mầu nhiệm nhưng rất thực trong xác thịt thực của mọi người, nhất là những người nghèo nhất và thiếu thốn nhất của Mễ Tây Cơ”.

Montag, Februar 22, 2016


Đức Giáo Hoàng kêu gọi ngưng thi hành án tử hình trong năm Thánh.

(Vatican City – CNS) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi ngưng những vụ hành quyết trong Năm Thánh của Lòng Thương Xót và nhắc lại điều răn thứ năm “ Chớ giết người” được áp dụng không những cho người vô tội mà cho cả những người có tội nữa.

“Ngay cả một phạm nhân, quyền được sống là một ân huệ của Chúa, cũng không được xúc phạm tới” Đức Giáo Hoàng đã nói như thế sau buổi đọc kinh Truyền Tin với khách hành hương tại Quảng Trường Thánh Pherô vào ngày 21 tháng Hai.

Đánh dấu buổi khai mạc hội nghị quốc tế về “ Một thế giới không có án tử hình”, do Cộng Đồng Sant’Egidio bảo trợ, Đức Giáo Hoàng đã bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ tăng cường nỗ lực để loại bỏ hẳn án tử hình.
Ngày 22
Đức Mẹ Phù Hộ – Rennes, Pháp

Khi gần đến thành Naim, Chúa Giêsu thấy một đám tang xuất hiện. Một thanh niên đã chết, đó là người con độc nhất của một bà góa. Phúc Âm kể lại Chúa Giêsu đã động lòng thương xót bà mẹ và truyền cho đám rước dừng lại. Rồi Người nói với kẻ chết, “Hỡi thanh niên, Ta truyền cho ngươi chỗi dậy.” Người thanh niên đã sống lại, và Chúa Giêsu trao anh ta lại cho bà mẹ.
Biến cố này cho thấy: a) Sức mạnh của lời cầu thay nguyện giúp: vì người này, Thiên Chúa thi ân cho người khác. Vì bà mẹ góa, Chúa đã cho người thanh niên sống lại. b) Về mặt cảm tính nhân loại, Chúa Giêsu rất dễ cảm xúc. Người cảm thấy tội nghiệp cho bà mẹ. c) Chúa Giêsu dành một cảm tình đặc biệt cho các bà mẹ, và đặc biệt nhất, dĩ nhiên là Người Mẹ của Chúa.
Chính vì Mẹ Maria mà Chúa Giêsu đã làm phép lạ đầu tiên tại Cana. Bạn hãy đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Người để lời cầu nguyện của bạn sẽ được nhậm lời.
Chúng ta hãy cầu nguyện. Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa ban cho chúng con là những tôi tớ của Chúa được vui hưởng sức khỏe xác hồn, và nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Trọn Đời Đồng Trinh, chúng con được giải thoát khỏi sự khốn khó hiện tại mà vào hưởng niềm vui của hạnh phúc muôn đời.
Valerian Schott, O.F.M.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Februar 21, 2016

Ngày 21
Đức Mẹ, Nơi Trú Ẩn An Toàn – Dol, Pháp

Khi mẹ Teresa họp báo hoặc diễn thuyết, người ta có thể thấy đôi tay của mẹ đang mân mê lần chuỗi Mân Côi. Mỗi hành vi của mẹ là một lời cầu nguyện. Lòng sùng kính Đức Maria là một đặc điểm của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái.
Trong lúc huấn dụ chị em, mẹ Teresa nói rằng, “Chúng ta hãy nài xin Đức Mẹ làm cho tâm hồn chúng ta được hiền lành và khiêm nhượng như tâm hồn của Con Mẹ. Kiêu căng, cứng cỏi và ích kỷ thật dễ dàng, rất dễ dàng; nhưng chúng ta đã được tạo dựng vì những điều cao cả. Chúng ta phải học tập Đức Mẹ rất nhiều! Mẹ rất khiêm nhượng vì Mẹ dâng tất cả cho Thiên Chúa. Mẹ được đầy ân sủng. Các chị hãy nhờ Đức Mẹ thưa với Chúa Giêsu hết rượu rồi: người ta cần rượu khiêm nhượng, hiền lành và nhân ái. Chắc chắn Đức Mẹ sẽ bảo chúng ta, “Người bảo gì, các con hãy làm như vậy.”
Lạy Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời – xin cầu cho chúng con đáng chịu lấy những sự Chúa Kitô đã hứa.
Alice Collins
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Samstag, Februar 20, 2016

Chúa Nhật II Mùa Chay  - Năm C

CON ĐƯỜNG CỦA MỌI THĂNG HOA BIẾN THÁI
Achille Degeest

Phêrô đã tuyên xưng, đã công khai xác nhận Đức Giêsu là Đấng Messia. Đức Giêsu biết rõ niềm tin vào Đấng Messia có thể tự nhiên phát sinh thế nào trong tâm trí các tông đồ, các ông dễ sa vào nguy cơ trông đợi nơi Chúa một vương quốc thần kỳ, dẫu theo chế độ giáo quyền nhưng sẽ thiết lập trên thế gian. Phêrô, Giacôbê và Gioan được Chúa mời gọi cùng đi với Người đến nhà ông Jairô, sau này Chúa cũng mời gọi họ làm chứng nhân -nhưng than ôi, là những chứng nhân bị động– để tận mắt thấy Chúa trong cơn hấp hối tại vườn Cây Dầu. Chúa muốn mạc khải cho ba ông biết công cuộc cứu độ của Người sẽ hoàn tất thế nào. Người sẽ được quang vinh nhưng chỉ sau khi sống lại, trước đó chúa phải vượt qua giai đoạn đau khổ và chết. Chúng ta ghi nhận, thánh Luca mô tả sự biến hình của Chúa không phải do tác dụng một nguồn sáng từ bên ngoài thấm vào cơ thể Chúa, nhưng là do một thực tại từ bên trong tràn ra, toả ra ngoài. Dung nhan Chúa ra khác. Ba môn đệ lúc đó mi mắt nặng trĩu trong cơn thèm ngủ, nghe thấy Chúa đàm đạo với hai tiên tri Môsê và Êlia, nhưng không đủ tỉnh để có phản ứng. Các ông sửng sốt thấy Chúa sáng láng giữa Môsê và Êlia. Như tỉnh như mê, Phêrô đề nghị dựng ba căn lều. Ý Chúa rõ rệt là muốn cho ba môn đệ ý thức có một liên hệ giữa đau khổ và chết với sống lại và vinh quang. Chừng nào tới ngày thương khó, các ông dĩ nhiên sẽ hoang mang bối rối nhưng không thể quên lời Chúa hứa, các ông sẽ không đến nỗi hoàn toàn tuyệt vọng…
Ngày 20
Mẫu Tính của Đức Trinh Nữ Maria – Mesagna in Apulia
Vai trò Đức Maria trong lòng sùng kính công và tư của chúng ta ngày nay thật vững vàng đến độ khó tưởng tượng nổi có một ngày nào đó lại bùng lên một cuộc tranh luận về sự kiện căn bản như mẫu tính của Mẹ.
Tại công đồng Ephesus năm 431, các giáo phụ đã tuyên bố tín điều Công Giáo về giáo lý Đức Trinh Nữ Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Vào năm 1931, đức Pius XI kỷ niệm biến cố ấy bằng việc ban hành một tông thư. Trong đó, ngài ca ngợi Đức Maria, với Thánh Gia Nazareth, là mô phạm tuyệt hảo cho đời sống hôn nhân trong sạch và sự giáo dục đạo đức cho giới trẻ. Đồng thời, ngài cũng thiết lập ngày lễ tôn kính Mẫu Tính của Mẹ Maria.
Dù sống bậc đôi bạn hoặc độc thân, mỗi người chúng ta đều coi trọng ảnh hưởng của đời sống gia đình đối với cá nhân và xã hội. Ngoài những tác động tiềm ẩn về luân lý, các nhà tâm lý học đồng ý rằng gia đình cũng tác động đến đời sống cảm xúc của một con người trong suốt đời họ. Chúng ta hãy cầu xin Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, cho gia đình chúng ta và gia đình của mọi người.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian – xin thương xót chúng con.
Lm. Francis X. Canfield
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Freitag, Februar 19, 2016

Chúa Nhật II Mùa Chay  - Năm C
KHUÔN MẶT NGÀI BIẾN ĐỔI
Manna
Khuôn mặt phản ánh đời sống nội tâm của con người.

Ai cũng muốn mình có khuôn mặt dễ mến. Người ta bỏ ra nhiều tiền để sửa sang lại khuôn mặt, vì họ muốn người khác đổi cái nhìn về họ.

Bài Tin Mừng hôm nay mời chúng ta chiêm ngắm khuôn mặt ngời sáng của Chúa Giêsu trên núi cao. Chỉ mình thánh Luca nói rõ chi tiết này: "Đang khi Ngài cầu nguyện, thì khuôn mặt Ngài biến đổi".

Gần đèn thì sáng.
Ngày 19
Đức Mẹ Tin Mừng – gần Rouen, Pháp
Lời Thiên Chúa hứa cùng vua Đavít, “Ta sẽ xây cho ngươi một ngôi nhà” đã làm thay đổi tình thế. Khi Thiên Chúa đến, tất cả những ý hướng ngay lành của chúng ta, tất cả những lời hứa của chúng ta đều biến thành số không, bởi vì chính Người sẽ thực hiện mọi sự. Thiên Chúa như một người cha ban cho con một đồng tiền để đứa trẻ có thể mua tặng ông một món quà giáng sinh.
Một Hài Nhi đã được sinh ra và mang tên Cố Vấn kỳ diệu, Thiên Chúa uy quyền, Người Cha muôn thuở, Ông Vua thái bình. Vinh quang Thiên Chúa được muôn dân trông đợi nhưng chỉ được một vài mục đồng nhận ra. Để nhận ra Người, chúng ta cũng phải dễ tiếp nhận như đêm đen trước mặt trời rạng đông, để Chúa Kitô quang tỏa ánh sáng và sức nóng của Người trên chúng ta.
Lạy Ngôi Sao Đang Xuất Hiện, sự rạng rỡ ánh sáng muôn đời của Thiên Chúa, xin hãy chiếu giãi sự huy hoàng của Người trên chúng con là những kẻ u mê trong tăm tối và bóng đêm tử thần.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian – xin Chúa nhậm lời chúng con.
Anne O’Neil
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Februar 18, 2016

Đức Phanxicô tới Ciudad Juárez thăm các tù nhân
Vũ Văn An2/17/2016

Ngày cuối cùng của Đức Phanxicô tại Mễ Tây Cơ đã được dành để viếng thăm Ciudad Juárez, rất gần với biên giới Hoa Kỳ, nơi ngài thăm hỏi các tù nhân, gia đình họ và các nhân viên nhà tù tại Trung Tâm Điều Chỉnh Xã Hội Số Ba của thành phố.

Cho tới gần đây, Juárez được coi là thủ đô sát nhân của thế giới khi cuộc chiến băng đảng do các tổ hợp ma túy hỗ trợ làm gia tăng tỷ lệ giết ngưởi và thủ tiêu người lên cao vút.

Với khoảng 700 tù nhân tụ tập tại sân nhà tù, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho hay: ngài sắp sửa kết thúc chuyến viếng thăm Mễ Tây Cơ, nhưng ngài không thể tạm biệt nước này mà không đến thăm hỏi họ và cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót với họ.
Ngày 18
Đức Bà de Laon – Thánh Đường do Thánh Remi Kiến Thiết

Đức Maria chính là chiếc thang đưa các tín hữu lên trời; theo một nghĩa nào đó, Mẹ chính là nền tảng cho niềm hy vọng của họ. Chắc chắn, Chúa Con không thể từ khước Đấng đã sinh ra mình.
Suy đến điểm này, ai lại chẳng cảm thấy tin tưởng vào sự chở che của Đức Trinh Nữ Maria và được thêm sức mạnh một cách lạ lùng? Vậy chúng ta hãy hướng về Mẹ với tình yêu và niềm tin của một con trẻ.
Thánh nữ Monica, nhờ kiên trì trong cầu nguyện, đã xin được ơn hoán cải triệt để cho con mình là Augustine, người về sau đã trở nên một vị đại thánh. Đức Mẹ Đồng Trinh còn xin được nhiều ơn Chúa đến đâu cho các tín hữu, những người con Mẹ đã sinh ra với nỗi đớn đau trên đồi Canvê! Mẹ Maria quan tâm đến lợi ích muôn đời của chúng ta  còn hơn thánh nữ Monica quan tâm đến phần rỗi cho người con yêu quí của ngài. - Joseph E. Snyder, Salve Regina.
Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian – xin Chúa tha cho chúng con.
Joseph E. Manton, C.SS.R.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Mittwoch, Februar 17, 2016

Chúa Nhật II Mùa Chay  - Năm C
BIẾN HÌNH
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Mùa Chay mang mầu tím ảm đạm. Mầu tím buồn để ta nhớ đến thân phận tội lỗi yếu hèn của mình. Mầu tím buồn để đến cuộc sống mong manh chóng tàn nơi cõi thế. Mầu tím buồn đưa ta đi theo bước Chúa Giêsu trên đường khổ nạn. Mầu tím buồn nhắc ta nhớ đến cái chết đau khổ của Người trên thánh giá.

Giữa bầu khí ảm đạm của mùa Chay, hôm nay bỗng bừng lên làn ánh sáng chói chang từ đỉnh núi Ta bo. Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện. Đang khi cầu nguyện, dung mạo Người bỗng dưng đổi khác. Thần tính phát lộ khiến dung mạo Người trở nên sáng láng, ánh sáng rực rỡ làm say mê tâm hồn các môn đệ. Được sống trong khung cảnh thần thiêng thánh thiên, các ông không muốn rời bỏ đỉnh núi nữa.

Ta hãy nhớ lại, trước đó 8 ngày, khi Chúa Giêsu loan báo Người đi lên Giêrusalem để chịu khổ và chịu chết, Phêrô đại diện cho các môn đệ đã phản đối. Ông không muốn chấp nhận thánh giá. Ông không muốn Thầy mình dấn thân vào con đường chịu chết khổ nhục. Thế mà hôm nay, đứng trước vinh quang của Thầy, ông đã say mê và đề nghị Thầy trò cùng ở lại trên ngọn núi hạnh phúc. Trốn khổ tìm sướng vẫn là cái thường tình của con người. Nhưng Chúa Giêsu đã dẫn các môn đệ xuống núi để tiếp tục con đường lên Giêrusalem chịu chết.

Việc Chúa Giêsu biến hình trên núi như thế là có chủ đích. Người hé lộ thần tính của Người để các môn đệ thêm niềm tin tưởng. Người cho các ông thấy vinh quang của thần tính để các ông chấp nhận con đường đau khổ Người sắp trải qua.

Việc Chúa biến hình ban cho các môn đệ niềm hy vọng. Hy vọng đó là: con đường đau khổ sẽ dẫn đến hạnh phúc. Cái chết tủi nhục sẽ dẫn đến ngày Phục Sinh hân hoan. Thiếu niềm hy vọng không ai có thể sống ở đời. Người nông phu chăm bẵm mảnh ruộng, thức khuya dậy sớm, dãi nắng dầm mưa cấy cầy, vì hy vọng vào mùa gặt bội thu. Người học sinh kiên nhẫn ngày ngày cắp sách đến trường, đêm đêm chong đèn đọc sách, vì hy vọng vào kết quả mùa thi tốt đẹp. Người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, quên mình để lo cho con cái, vì hy vọng tương lai con cái sẽ tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng vào vinh quang Phục Sinh sẽ giúp các môn đệ can đảm chấp nhận cuộc khổ nạn thương đau và cái chết tủi nhục của Thầy chí thánh.

Việc Chúa Giêsu biến hình đã biến đổi cách nhìn của các môn đệ về con người và cuộc đời. Từ nay các ông sẽ không nhìn ở bề mặt mà biết nhìn vào bề sâu. Bên trong thân xác phàm nhân của Chúa Giêsu có ẩn chứa bản tính Thiên Chúa. Bên trong cuộc khổ nạn tủi nhục có gieo sẵn mầm mống Phục Sinh vinh quang. Cũng thế, bên trong mỗi thân xác có hiện diện của một linh hồn. Bên trong mỗi con người phàm trần có ẩn tàng mầm mống thần linh. Bên trong những thửa ruộng khổ đau có gieo sẵn hạt mầm hạnh phúc. Trong những vất vả nhọc nhằn tăm tối hôm nay đã hứa hẹn thành công tươi sáng của ngày mai.

Việc Chúa biến hình giúp các môn đệ hiểu biết định mệnh con người. Bản tính Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu đã chiếu sáng trên xác phàm con người. Con người được rạng ngời vinh quang Thiên Chúa. Đó là điềm báo trước: mang sẵn trong mình mầm mống thần linh, con người sẽ trở về với Thiên Chúa. Cuộc trở về phải vượt qua những đớn đau, những gian nan, những thử thách. Nhưng đã biết được đích đến, ta sẽ vui lòng đón nhận tất cả. Vì thế, đạo Công giáo tuy đề cao đau khổ, nhưng không rơi vào yếm thế, bi quan. Đau khổ chỉ là phương tiện. Chấp nhận thánh giá, vì đó là nhịp cầu cần thiết để con người vượt qua từ sự chết đến sự sống, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ tủi nhục đến vinh quang.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Những đau khổ góp phần rèn luyện bạn nên người. Bạn có kinh nghiệm gì về điều đó?

2. Bạn thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn nào? Qua diện mạo bên ngoài, hay qua giá trị bên trong?

3. Qua thập giá tới vinh quang. Bạn có quyết tâm gì để thực hiện điều đó trong mùa Chay năm nay?
Nguồn:http://www.tinmung.net/SUYNIEM_HANGTUAN/suyniemINDEX3.htm
Ngày 17
Đức Mẹ Constantinople
Ngày 7 tháng 10 năm 1571 có thể rơi vào quên lãng giữa những trang lịch sử thế giới, nhưng đó là một ngày sẽ được mọi tín hữu ghi nhớ. Ngày ấy, tại vịnh Lepanto, mối đe dọa của đế quốc Thổ nhĩ kỳ đối với nền văn minh và văn hóa Kitô Giáo đã bị chặn đứng.
Nhờ đâu các lực lượng Kitô Giáo đã thắng trận? Chủ yếu là nhờ việc lần chuỗi Mân Côi của các dân theo đạo ở khắp nơi. Tình cảnh thật bi đát. Chiến thắng của quân thù gần như hiển nhiên. Đáp ứng lời kêu cầu của thánh Pius V giáo hoàng, vị đã kêu gọi mọi người hướng về Mẹ Maria nài xin cứu giúp, và Mẹ Maria đã can thiệp. Cục diện trận chiến đã xoay chuyển một cách lạ lùng, và Kitô Giáo đã được cứu thoát.
Phải chăng tình thế ngày nay cũng tương tự như xưa? Mối đe dọa đối với nền hòa bình thế giới do các nước vô đạo gây ra thật hiển nhiên. Tại Fatima, Mẹ Maria đã ban mệnh lệnh hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày như một khí cụ cứu vãn hòa bình. Kitô Giáo sẽ được phục hồi cho thế giới nhờ kinh Mân Côi!
Nữ Vương ban sự bằng yên - cầu cho chúng con.
Hồng y John J. Carberry
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Dienstag, Februar 16, 2016

Ngày 16
Đức Mẹ Gai – gần Chalon, Pháp
Lạy Chúa Giêsu đáng mến: ngay sau khi ngọn đòng của tên lính làm máu và nước trào ra từ cạnh sườn Chúa, đám đông dân chúng liền nhanh chóng giã từ ngọn đồi Canvê. Khi ấy, những bằng hữu của Chúa đã tháo xác Chúa xuống khỏi thập giá. Và rồi, xác Chúa được nhẹ nhàng hạ xuống và đặt vào vòng tay Mẹ chí thánh của Chúa. Như đã ẵm Chúa khi Chúa còn thơ nhỏ; giờ đây, Mẹ cũng đang bồng Chúa; nhưng trái tim Mẹ tan nát trăm chiều vì nỗi đớn đau.
Lạy Chúa Giêsu tử giá của con, Mẹ Maria được tiếp nhận thân xác rã rời của Chúa từ trên thập giá, còn con lại được tiếp nhận thân xác sống động của Chúa một cách thường xuyên tùy ý trong cuộc hợp hoan ngọt ngào của giờ hiệp lễ. Nhưng trong quá khứ, biết bao lần con đã hững hờ với hồng ân trọng đại này!
Khi chiêm ngắm Mẹ Maria dịu dàng lãnh nhận thân xác đã chết của Chúa từ trên thập giá, con đau đớn vì sự vô tâm trong quá khứ của con đối với Mình Máu Chúa. Con đoan hứa sẽ tiếp đón Chúa thường xuyên, mỗi ngày nếu có thể, trong cuộc hợp hoan diễm phúc của giờ hiệp lễ.
Nữ Vương truyền phép rất thánh văn côi - cầu cho chúng con.
Donald F. Miller, C.SS.R.
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Montag, Februar 15, 2016

Bài Giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ tại khu nghèo Ecatepec
Vũ Văn An2/15/2016

Bước sang ngày đầy đủ thứ hai trong chuyến tông du Mễ Tây Cơ của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đáp trực thăng tới khu nghèo nàn, đầy tội ác Ecatepec của thủ đô Mexico City, để cử hành Thánh Lễ với những người “ở ngoại vi”, tương phản hoàn toàn với ngày hôm trước khi ngài gặp gỡ chính phủ và các nhà cầm quyền Mễ Tây Cơ tại Dinh Quốc Gia và sau đó, gặp các giám mục Mễ Tây Cơ tại Nhà Thờ Chính Tòa lộng lẫy Mông Triệu rồi cử hành Thánh Lễ tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Guadalupe.
Theo tiếng thổ dân Nahunta, Ecatepec có nghĩa là “đồi gió”. Nó vang danh thời Đế Quốc Aztec, nhưng nay chỉ là một khu nghèo nàn rác rưởi, biệt danh là “barrio bravo”, một mỹ từ thay cho khu vô luật pháp nơi tội ác có tổ chức mặc sức tung hoành, nơi “phần lớn người ta không dám đặt chân tới”.

Nhưng Đức Phanxicô đã đặt chân tới, nó là địa điểm của lòng thương xót trong Năm Thương Xót, ngài không thể không tới. Năm 2014, công nhân ống cống đã phát giác hàng trăm xương người và cơ thể của 5 người đàn ông và 16 phụ nữ vùi dập ở đây. Phụ nữ đặc biệt bị chiếu cố: bị hiếp hoặc buộc phải làm điếm và khi không chịu, bị tạt acxít vào mặt hoặc bị giết trước sự dửng dưng của cảnh sát. Còn con trai thì được các ông chúa buôn bán ma túy tuyển dụng ngay lúc còn nhỏ, lúc lên 18, trở thành “pozoleros” chuyên giấu xác người, hay “sicarios” sát nhân.

Trong Thánh Lễ tại đây, Đức Phanxicô nói tới 3 cơn cám dỗ của Chúa Kitô (Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay), cũng là 3 cơn cám dỗ của Kitô hữu: cám dỗ giầu sang, cám dỗ phù hoa và cám dỗ vênh vang. Sau đây là nguyên văn bài giảng của ngài:

Thứ Tư vừa qua, chúng ta đã bắt đầu mùa Chay phụng vụ, trong mùa này, Giáo Hội mời gọi chúng ta chuẩn bị cử hành đại lễ Phục Sinh. Đây là một thời gian đặc biệt để nhắc nhớ hồng ân rửa tội của chúng ta, khi chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa. Giáo Hội mời gọi chúng ta đổi mới hồng ân Giáo Hội đã ban cho chúng ta, đừng để hồng ân này nằm ngủ như thể là một điều của quá khứ hoặc bị khóa cứng trong một thứ “hòm ký ức”. Mùa Chay là thời điểm tốt để tái khám phá niềm vui và niềm hy vọng khiến chúng ta cảm thấy là những đứa con yêu qúy của Chúa Cha. Người Cha này đang đợi chúng ta để ném đi những chiếc áo kiệt lực, lãnh cảm, bất tín, và sau đó mặc cho chúng ta phẩm giá mà chỉ người cha hay người mẹ mới biết phải cho con cái mình ra sao mà thôi, với những y phục dệt bằng tình âu yếm và yêu thương.

Cha chúng ta, Người là Cha của một gia đình vĩ đại; Người là Cha chúng ta. Người biết rằng Người có một tình yêu độc đáo, nhưng Người không biết cưu mang hay dạy dỗ một “đứa con một”. Người là Thiên Chúa của mái ấm, của tình huynh đệ, của bánh được bẻ ra và chia sẻ. Người là Thiên Chúa, Đấng là “Cha chúng tôi”, không phải ‘cha tôi” hay “cha kế của anh”.

Giấc mơ của Thiên Chúa làm nhà cho nó và sống trong mỗi người chúng ta để trong mọi Lễ Phục Sinh, trong mọi Thánh Thể chúng ta cử hành, chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa. Đây là một giấc mơ mà không biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta đã có trong suốt lịch sử. Một giấc mơ được làm chứng bằng máu của rất nhiều tử đạo, cả xưa kia lẫn ngày nay.

Mùa Chay là thời hồi tâm, là thời để hàng ngày cảm nhận được trong đời mình việc giấc mơ này bị liên tục đe dọa ra sao bởi cha của mọi dối trá, bởi cái tên đang hết sức cố gắng phân rẽ chúng ta, tạo nên một xã hội chia rẽ và phe phái. Một xã hội của số ít và phục vụ số ít. Trong cuộc sống mình, trong gia đình mình, giữa bạn bè và khu xóm mình, biết bao lần, chúng ta cảm thấy nỗi đau phát sinh từ việc phẩm giá mà chúng ta mang trong mình bị bác bỏ. Biết bao lần chúng ta đã phải khóc than hay hối tiếc khi hiểu ra rằng chính chúng ta cũng không thừa nhận phẩm giá này nơi người khác. Biết bao lần, và tôi đau đớn nói ra điều này, chúng ta đã đui mù và trơ trơ không chịu thừa nhận phẩm giá của chính chúng ta và của người khác.

Mùa Chay là thời để xem xét lại các tâm tư của chúng ta, để con mắt ta mở to, nhìn rõ các bất công rất thường thấy đang đi ngược lại giấc mơ và kế hoạch của Thiên Chúa. Đây là thời để lột mặt nạ 3 cơn cám dỗ vĩ đại vốn xói mòn và xé nát hình ảnh mà Thiên Chúa muốn hình thành trong chúng ta:

Có ba cơn cám dỗ của Chúa Kitô… ba cơn cám dỗ đối với Kitô hữu, chúng tìm cách phá hủy những gì chúng ta vốn được kêu gọi trở thành; ba cơn cám dỗ cố gắng xói mòn chúng ta và xé nát chúng ta.

Giầu sang: chiếm giữ những của cải vốn dành cho mọi người, và chỉ sử dụng chúng cho “người của tôi”. Nghĩa là, chiếm “miếng bánh” do lao công của nhiều người khác, hoặc thậm chí còn gây hại cho chính mạng sống của họ nữa. Cái thứ giầu sang đầy mùi đau đớn, đắng cay và đau khổ. Đó là miếng bánh mà gia đình hay xã hội thối nát ban phát cho con cái của riêng họ.

Phù hoa: Theo đuổi uy thế dựa trên việc không ngừng, tàn nhẫn loại bỏ những ai “không giống như tôi”. Chạy theo một cách vô ích những năm phút nổi tiếng ấy, không chịu tha thứ “danh tiếng” của người khác. “Tạo củi đốt từ cây bị đốn ngã” nhường chỗ cho cơn cám dỗ thứ ba:

Vênh vang: hay đúng hơn, đặt mình lên một bậc cao hơn là bậc mình thực sự có, cảm thấy mình không cùng chung đời sống với “những kẻ thuần túy tử sinh”, và vẫn mỗi ngày mỗi đọc “con tạ ơn Chúa đã không tạo nên con giống những người khác…”.

Ba cơn cám dỗ của Chúa Kitô… Ba cơn cám dỗ mà Kitô hữu phải đương đầu hàng ngày. Ba cơn cám dỗ tìm cách xói mòn, tiêu hủy và giập tắt niềm vui và sự tươi mát của Tin Mừng. Ba cơn cám dỗ khóa cứng chúng ta vào vòng hủy diệt và tội lỗi.

Và do đó, đáng để chúng ta tự hỏi:

Ta ý thức đến đâu ba cơn cám dỗ này trong đời sống ta, trong chính con người chúng ta?

Ta đã trở nên quen thuộc đến đâu cái lối sống trong đó ta nghĩ rằng nguồn suối và sức sống của ta chỉ hệ ở giầu sang?

Ta cảm thấy tới đâu rằng quan tâm tới người khác, quan tâm tới chúng ta và việc mưu sinh của chúng ta, tới danh thơm tiếng tốt và phẩm giá người khác mới là nguồn phát sinh hạnh phúc và hy vọng?

Chúng ta đã chọn Chúa Giêsu, không chọn tên gian ác; chúng ta muốn bước theo bước chân Người, dù biết rằng điều này không dễ.

Chúng ta biết thế nào là bị cám dỗ bởi tiền bạc, danh tiếng và quyền lực.Vì lý do này, Giáo Hội cho ta hồng ân Mùa Chay, mời gọi ta hồi tâm, đem lại cho ta sự chắc chắn duy nhất này: Người đang chờ chúng ta và muốn hàn gắn trái tim ta khỏi tất cả những gì xé nát ta. Người là Thiên Chúa có tên: Thương Xót. Tên Người là sự giầu sang của chúng ta, tên Người là điều làm chúng ta nổi tiếng, tên Người là quyền lực của chúng ta và nhân danh Người, một lần nữa chúng ta nói như Thánh Vịnh rằng “Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Chúa”. Chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại những lời ấy: “Chúa là Thiên Chúa của con và con tin tưởng nơi Chúa”.

Trong Thánh Lễ hôm nay, xin Chúa Thánh Thần đổi mới trong chúng ta sự chắc chắn này: danh Người là Thương Xót, và xin Người cho chúng ta cảm nghiệm hàng ngày rằng “Tin Mừng tràn đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp gỡ Chúa Giêsu…”, vì biết rằng “với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, niềm vui luôn luôn phát sinh như mới” (xem Evangelii Gaudium, 1).
Nguồn:http://vietcatholic.net/News/Html/179653.htm



Tầm nguyên các vụ ly khai
trong lịch sử Kitô giáo:
Giáo Hội Chính Thống

Tầm nguyên các vụ ly khai trong lịch sử Kitô giáo: Giáo Hội Chính Thống.
Trong các ngày từ ngày 18 tới 25 tháng giêng là tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các kitô hữu với đề tài "Ðược mời gọi để loan báo cho tất cả mọi người các kỳ công của Chúa". Nhân dịp này kính mời quý vị cùng chúng tôi truy tầm nguồn gốc các vụ ly giáo khiến cho Kitô giáo bị chia rẽ lớn trong dòng lịch sử của mình. Có ba vụ ly giáo trầm trọng nhất: trước hết là vụ ly giáo giữa giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống năm 1054, rồi vụ ly giáo của Giáo Hội Tin Lành do Martin Luther khởi xướng năm 1517, và vụ ly khai của Anh giáo do vua Henry VIII quyết định năm 1534.
Ngày 15
Đức Bà Paris
Mặc dù có cuộc canh tân Phụng Vụ và sự tiến bộ trong những năm sau công đồng Vatican II, nhưng dường như kinh Mân Côi không còn là một phần quan trọng trong đời sống đạo đức và lòng sùng mộ Công Giáo nữa.
Trong những giờ phút đau đớn tê buốt sau một tai nạn khủng khiếp hoặc những thời khắc u uất buồn phiền, nhiều tín hữu Công Giáo “đổi mới” đã nhận thấy việc lần chuỗi Mân Côi vẫn đem lại cho họ một giá trị nào đó mà những hình thức sùng kính khác không dễ dàng đem lại được. Kinh Mân Côi thường liên kết một nhóm nhỏ những người xa lạ với nhau, những người chia sẻ một cảm thức chung về nỗi đau đớn hoặc sự mất mát.
Tuy nhiên, lòng sùng kính Mẹ rất thánh của Chúa phải dựa trên niềm vui. Mẹ phản chiếu vinh quang rạng ngời vì được kết hợp với Người Con chí thánh của Mẹ.
Nữ Vương linh hồn và xác lên trời - cầu cho chúng con.
Lm. John Mc Carthy
Nguồn: http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Sonntag, Februar 14, 2016

ĐTC gặp các Giám Mục Mêhicô và dâng thánh lễ tại Đền thánh Đức Bà Guadalupe

Tường thuật buổi gặp gỡ các Giám Mục Mêhicô và thánh lễ ĐTC cử hành tại Vương cung thánh đường Guadalupe
Như chúng tôi dã tưởng thuật các sinh hoạt ngày đầu tiên của ĐTC tại Mêhicô đã là cuộc gặp gỡ các giới chức chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Dinh Quốc Gia trong thủ đô Mêhicô.
Lúc 6 giờ rưỡi chiều thứ bẩy ĐTC đã đến nhà thờ chính toà Đức Mẹ hồn xác lên trời để gặp gỡ các Giám Mục Mêhicô. Ngài đã được các giới chức chính quyền thủ đô tiếp đón và trao chià khoá thành phố tại quảng trường Zócalo, xây trên các dấu tích trung tâm chính trị tôn giáo của thủ đô Tenochtitlan của thổ dân Aztechi xưa kia. Quảng trường có thể chứa được 80 ngàn người.

Samstag, Februar 13, 2016

Chúa Nhật I Mùa Chay  - Năm C
THANH LUYỆN CHÍNH MÌNH
SƯU TẦM
Thánh Grêgôriô Giáo Hoàng đã viết như sau: Hết mọi ngày trong năm, lòng đạo đức của người tín hữu được diễn tả bằng nhiều hình thức khác nhau, nhưng không hình thức nào quan trọng cho bằng lễ Phục sinh. Bởi vì chính từ sự Phục sinh mà xuất phát tính cách thánh thiện của các lễ khác. Với tất cả nguồn ân sủng vũ trụ đã nhận được đều do bởi cây thập giá của Chúa. Lẽ cố nhiên đó, mừng ngày lễ Phục sinh và để tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa, chúng ta chuẩn bị bằng 40 ngày ăn chay quả là một việc chính đáng. Không riêng gì các Giám mục, linh mục, các phó tế có nhiệm vụ thanh tẩy mình khỏi tội lỗi mà cả toàn thể Giáo Hội. Tất cả mọi người vì là đền thờ của Thiên Chúa phải được tráng lệ trong từng hòn đá huy hoàng, trong từng góc một. Hiểu như thế chúng ta mới ý thức được tính cách nghiêm cẩn và khổ hạnh trong suốt thời gian mùa chay mà chúng ta khai mạc từ thứ tư lễ tro.
Chúa Nhật I Mùa Chay  - Năm C
CÁM DỖ
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Cám dỗ là chuyện xưa như trái đất. Từ khi có con người, đã có cám dỗ. Hẳn ta không thể quên chuyện hai ông bà nguyên tổ sa chước cám dỗ của ma quỷ. Dân Do Thái, khi bị nô lệ dưới ách người Ai cập thì muốn được tự do. Nhưng khi lang thang 40 năm trong sa mạc, phải chịu đói khát, lại bị cám dỗ quay trở lại Ai cập để được no ấm. Nhưng có thể nói, 3 cơn cám dỗ mà Đức Giêsu phải đương đầu hôm nay gồm tóm tất cả mọi thứ cám dỗ mà ta thường gặp.
+ Cơn cám dỗ thứ nhất: thoả mãn tức khắc mọi nhu cầu.
Sau khi Đức Giêsu ăn chay 40 đêm ngày. Ma quỷ đề nghị Người biến đá thành bánh mà ăn. Thật là một đề nghị hợp lý. Đói thì phải ăn. Muốn ăn thì phải có bánh. Nhưng có bánh bằng cách nào mới là vấn đề. Không phải cứ có nhu cầu là phải thoả mãn ngay. Và nhất là không được dùng những cách không hợp đạo lý để thoả mãn những nhu cầu của mình. Cơm bánh tượng trưng cho những nhu cầu thiết yếu của con người. Nhu cầu của con người thì có nhiều và có khuynh hướng ngày càng gia tăng. Vì thế cơn cám dỗ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn.
Ngày 14
Đức Mẹ Pellovoisin – Pháp
Đức Maria là hiền mẫu và mô phạm của chúng ta. Như một người mẹ tốt lành đầy yêu thương, Mẹ chỉ đường cho chúng ta. Mục tiêu cao cả trong đời sống chúng ta là càng ngày càng nên giống Mẹ; và bài học cao quí Mẹ dạy chúng ta trong từng lúc là hãy tín thác vào Thiên Chúa. Trọn cuộc sống của Mẹ là như thế.
Rất nhiều lần, Đức Maria đâu có hiểu gì; rất nhiều điều còn là mầu nhiệm đối với Mẹ. Tuy vậy, Mẹ vững tin nơi lòng nhân lành của Thiên Chúa, và Thiên Chúa, Người Cha nhân lành, sẽ luôn luôn chăm sóc cho chúng ta theo cách thức của Người.
Rất nhiều lần, Đức Maria đã không hiểu gì. Khi dâng Chúa Giêsu trong đền thờ, những lời của vị tiên tri cao niên đã khiến Mẹ phải ngỡ ngàng. Có rất nhiều lần như thế. Mẹ luôn suy niệm những điều ấy, nhưng ngay cả trong bóng tối, bao giờ Mẹ cũng tín thác vào Chúa. Và Mẹ cũng nói với chúng ta: hãy sống như thế.
Nữ Vương chẳng hề mắc tội tổ tông - cầu cho chúng con.
Lm. Rawley Myers
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Trong một tuần 500,000 người kính viếng thánh Piô Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic tại Vatican
Đặng Tự Do2/11/2016
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, là Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, đã dâng thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng thứ Năm 11 tháng Hai để tôn vinh Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic.

Di hài hai vị thánh danh tiếng về giải tội này đã được tại Đền Thờ Thánh Phêrô trong một tuần trong khuôn khổ Năm Thánh Lòng Thương Xót.

Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết trong Năm Thánh “Chúa kêu gọi chúng ta từ bỏ chính mình, vác thập giá, và theo Chúa Giêsu - như Cha Thánh Pio Năm Dấu Thánh và Thánh Leopoldo Mandic đã làm”

Tuần qua, di hài hai vị thánh đã được mang đến Thánh Đường Thánh Laurensô Ngoại Thành, trước khi được đưa đến nhà thờ San Salvatore tại Lauro, Rôma. Hôm thứ Sáu 05 tháng Hai, di hài của các ngài đã được rước dọc theo con đường của những người hành hương Rôma để đến Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.
Giuse Thẩm Nguyễn2/10/2016

Đức Giáo Hoàng Phanxicô: linh mục hãy che phủ tội với tấm chăn của lòng thương xót.

(EWTN News/CNA) Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp 650 trong số 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả của Lòng Thương Xót, và nói với các linh mục hãy thể hiện sự dịu dàng của tình yêu Thiên Chúa cho những người đến xưng tội với các ngài trong Năm Thánh này.

"Chúng ta đừng quên: trước mặt chúng ta không phải là tội, nhưng là một hối nhân. Một người khao khát được chào đón và tha thứ ", và không còn muốn sống xa lìa Thiên Chúa nữa, Đức Giáo Hoàng đã nói như thế vào ngày 09 tháng 2.

Ngài nhắc đến đoạn Kinh Thánh nói về ông Noah, sau trận lụt, ông đã bị say rượu nho và ông đã nằm trần truồng trong lều của mình. Người con trai tên Ham thì cười ông, trong khi những người con trai khác là Shem và Japheth thì lấy chăn để che phủ cho ông.

Khi nói chuyện với những người đến tòa giải tội với tư cách là linh mục cũng như là nhà truyền giáo "chúng ta không được có thái độ của kẻ phán xét với một cảm giác cao ngạo, như thể chúng ta miễn nhiễm với tội lỗi", nhưng chúng ta phải đến với thái độ của Shem và Japheth , bảo vệ cho cha mình khỏi sự xấu hổ.

“Là một cha giải tội với tình yêu của Chúa Kitô nghĩa là che phủ tội nhân với tấm chăn của lòng thương xót để họ không còn cảm thấy xấu hổ và có thể khôi phục lại niềm vui của một người con.”

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã gặp các Sứ Giả của Lòng Thương Xót trong Cung điện Tông Đồ của Vatican chia sẻ những suy tư của ngài về vai trò đặc biệt của họ trong Năm Thánh . Ngài sẽ ban cho họ nhiệm vụ chính thức trong ngày Thứ tư Lễ Tro ngày 10 tháng 2 trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.

Trong số hơn 1000 linh mục được chọn làm Sứ Giả Của Lòng Thương Xót thì chỉ có 650 vị đến được Roma để nhận nhiệm vụ chính thức.

Được lựa chọn từ khắp các châu lục, các linh mục này sẽ được cung cấp những khả năng để tha thứ tội lỗi trong các trường hợp chỉ dành cho Tòa Thánh.

Mặc dù có rất nhiều tội lỗi như vậy, Tòa Thánh đã làm rõ rằng các Sứ Giả Của Lòng Thương Xót sẽ " hạn chế độc quyền” trong bốn loại tội.

Đó là xúc phạm đến phép Thánh Thể như lấy mình thánh vứt bỏ hay giữ ở nơi nào đó mà xúc phạm; Việc xử dụng vũ lực chống lại Đức Giáo Hoàng; Dấu hiệu rõ ràng phạm giới răn Thứ Sáu ( Chớ làm sự dâm dục); và chống lại trực tiếp Bí Tích Giải Tội.

Đức Giáo Hoàng chia sẻ rằng để trở thành một Sứ Giả Của Lòng Thương Xót là một trách nhiệm được giao phó " bởi vì việc này yêu cầu các con phải là chứng nhân đầu tiên sự gần gũi và lối bước yêu thương của Thiên Chúa."

Tình yêu của chúng ta thì có giới hạn và có lúc mâu thuẫn, nhưng “ yêu thương theo cách của Thiên Chúa thì luôn yêu thương và tha thứ” đó chính là lòng thương xót.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra một số điểm mà theo ngài là chủ đề chính cho các Sứ Giả luôn ghi nhớ trong khi thi hành sứ vụ của mình trong suốt Năm Thánh. 

Việc đầu tiên để nhớ là “ các con được mời gọi để thể hiện tình mẫu tử của Giáo Hội.” 

“Giáo Hội là Mẹ” không chỉ bởi Giáo Hội vẫn tiếp tục sinh sản ra những người con mới trong đức tin, nhưng Giáo Hội còn nuôi dưỡng đức tin ấy và ban ơn tha thứ của Thiên Chúa và đời sống mới, hoa quả của sự hoán cải.” Đức Giáo Hoàng đã nói như vậy.

Nếu ý thức về Giáo Hội như là một người Mẹ bị mất đi do sự chai cứng của chúng ta thì sự tai hại nghiêm trọng đầu tiên chính là đức tin, bởi vì nó ngăn cản người ta ăn năn trở về với Thân Thể Chúa Kitô, nó hạn chế khả năng của tội nhân để cảm thấy mình hòa nhập với cộng đoàn.

Vì thế Sứ Giả của Lòng Thương Xót hãy thể hiện như một người mẹ, “chào đón bất cứ ai đến với mình, nhận thức rằng thông qua Giáo Hội Mẹ họ được đưa đến với Chúa Kitô.”

Đức Giáo Hoàng nói dù bất cứ tội gì được xưng thú “mỗi sứ giả cần nhớ đến tội của chính mình và khiêm nhường đặt mình như là máng chảy của Lòng Thương Xót của Thiên Chúa.” 

Ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lòng khao khát xin được tha thứ trong trái tim của hối nhân. Ước muốn này là hoa trái của cả hai : của ân sủng và của hành vi ăn năn. Ngài nhắc nhở các Sứ Giả rằng lòng ước muốn là khởi đầu của sự hối cải. Sự hối cải bắt đầu khi lòng mình nhận biết những điều xấu xa đã làm và quay về với Thiên Chúa với hy vọng được tha thứ.

Sự khao khát được tha thứ sẽ tăng thêm khi “ tận trong đáy tâm hồn muốn thay đổi đời sống và không muốn phạm tội nữa,” Đức Giáo Hoàng đã giải thích như thế và khuyên các Sứ Giả hãy “ dành nhiều chỗ cho lòng khao khát này nơi Thiên Chúa và sự tha thứ của Ngài”

Điểm cuối cùng Đức Giáo Hoàng muốn nói đến là sự xấu hổ, tuy ít được nhắn đến nhưng khá quan trọng. Không dễ dàng gì cho một người lại đi xưng thú tội mình với một người khác, một người đại diện của Thiên Chúa. Xấu hổ là “ một cảm giác thân mật có ảnh hưởng đến đời sống con người và đòi hỏi một thái độ tôn trọng và khuyến khích của cha giải tội.”

Chỉ vào hình ảnh của Noah trần truồng trong lều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò của một cha giải tội.

“Trước mắt chúng ta là một con người trần trịu, với tất cả những yếu đuối bất toàn và giới hạn của họ, cùng với sự xấu hổ của một người có tội,” Ngài kêu gọi các linh mục luôn nhớ rằng không phải là đống tội đang ngồi trước tòa giải tội nhưng là một kẻ có tội đang ăn năn.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng đây không phải là “ câu lạc bộ để xét đoán” nhằm mang những con chiên lạc trở lại đoàn chiên, mà đúng hơn sự thánh thiêng nơi cá nhân chính thực là nguồn gốc đổi mới và canh tân Giáo Hội.

Sự thánh thiện được nuôi dưỡng bằng tình yêu và bằng cách biết để nâng lên sự nặng nề của những kẻ yếu đuối nhất. Vai trò của Sứ Giả của Lòng Thương Xót là mang vác những tội nhân “ trên lưng của mình” và an ủi họ “ bằng sức mạnh của lòng xót thương.”

Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng khi lưng con oằn xuống bởi sự nặng nề của tội lỗi được xưng thú cũng như những giới hạn của riêng cá nhân mình và thiếu lời an ủi thì hãy phó thác " vào sức mạnh của lòng thương xót,dành sẵn cho mọi người như tình yêu không hề có giới hạn."

Kết thúc phần chia sẻ, Đức Giáo Hoàng nói với các Sứ Giả rằng Ngài luôn nhớ đến họ trong kinh nguyện và xin Mẹ Maria nâng đỡ và cầu bầu để họ hoàn tất phần vụ của mình trong Năm Thánh này.


Giuse Thẩm Nguyễn
Nguồn:http://www.vietcatholic.net/News/Html/179583.htm
Ngày 13
Đức Mẹ Lò Nóng – Bourges, Pháp
Thật khó tưởng tượng nổi Đức Mẹ đang làm một điều gì khác ngoài việc lặng lẽ bồng ẵm Chúa Hài Nhi hoặc chỉ đứng đó “như một bức tượng.” Đâu là vị trí của Đức Mẹ trong đời sống chúng ta? Mẹ là người đầu tiên làm trọn điều mà mỗi người chúng ta đều phải làm – Mẹ đã đưa Chúa Kitô đến cho thế giới. Đó là một nhiệm vụ rất quan trọng của tất cả chúng ta.
Cuộc sống Chúa Giêsu được bắt đầu từ lúc Mẹ Maria cúi đầu suy phục thánh ý Chúa Cha và lãnh nhận Chúa Thánh Thần. Mẹ thưaxin vâng, và Chúa Kitô bắt đầu lớn lên trong Mẹ. Bất cứ nơi nào Mẹ đến, bất cứ việc gì Mẹ làm, Mẹ cũng đúc nặn Chúa Kitô trong lòng Mẹ, để một ngày kia, Mẹ có thể trao ban Người cho tha nhân – cho thế giới.
Lạy Chúa, đó cũng là mục đích của đời con: thưa xin vâng với thánh ý Chúa Cha để Chúa Thánh Thần có thể hoạt động trong con, làm cho con có thể đem Chúa Giêsu đến cho mọi người con gặp gỡ – “Không phải là con sống, nhưng là Chúa Giêsu sống trong con!”
Nữ Vương các thánh nam cùng các thánh nữ - cầu cho chúng con.
Theresita Polzin
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm
Video: Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill
VietCatholic Network2/13/2016  
https://youtu.be/J8tKEvs60SQ




Freitag, Februar 12, 2016

Tuyên bố chung của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Phụ Kirill
Vũ Văn An2/12/2016
PdfEmail cho bạn bèIn RaTăng Cỡ ChữGiảm Cỡ ChữCỡ Chữ Ban Đầu

Sau khi hội kiến riêng với nhau trong hai tiếng đồng hồ tại PhiTrường José Marti ở Havana, Cuba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Thượng Phụ Kirill của Giáo Hội Chính Thống Nga đã ký bản tuyên bố chung, trước sự chứng kiến của Tổng Thống Raul Castro của Cuba, với nội dung như sau:

“Ơn Thánh của Chúa Giêsu Kitô và tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần ở cùng tất cả anh chị em” (2Cr 13:13). 

1. Do ý muốn của Thiên Chúa Cha, mà từ Người mọi ơn phúc đã phát sinh, nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần An Ủi, chúng tôi, Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Kirill, Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Thể Nước Nga, hôm nay đã gặp nhau tại Havana. Chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa, hiển vinh trong Ba Ngôi, vì cuộc gặp gỡ này, lần đầu tiên trong lịch sử. 
Đức Giáo Hoàng và Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa gặp nhau để kêu gọi hòa bình
Vũ Văn An2/12/2016

Trưa Thứ Sáu, giờ địa phương, máy bay chở Đức Giáo Hoàng tông du Mễ Tây Cơ sẽ cất cánh từ Rôma. Giữa đường, nó sẽ đáp xuống phi trường Havana của Cuba lúc 2 giờ chiều và tại đây, Đức Giáo Hoàng sẽ hội kiến với Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Theo dự tính, máy bay chở Đức Giáo Hoàng sẽ lại cất cánh lúc 5 giờ 30 chiều để đi Mexico City và sẽ tới đó lúc 7 giờ 30 tối. Như thế, cuộc hội kiến giữa hai vị giáo chủ sẽ diễn ra ít nhất 3 tiếng đồng hồ. Hai vị sẽ kết thúc cuộc hội kiến bằng một tuyên bố chung.

Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Tro Năm Thánh Lòng Thương Xót

VATICAN. ĐTC mời gọi các tín hữu nhìn nhận mình cần lòng thương xót của Chúa, vượt thắng sự xấu hổ, cởi mở tâm hồn đón nhận ơn tha thứ của Chúa.
 Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thánh lễ chiều thứ tư lễ tro 10-2-2016 tại Đền thờ Thánh Phêrô. Trong số các vị đồng tế với ĐTC, ngoài các Hồng Y và Giám Mục, đặc biệt có 700 LM thừa sai lòng thương xót, đến từ các nước trên thế giới, kể cả Việt Nam.
 Trong bài giảng, ĐTC cảnh giác chống lại cám dỗ khép kín cửa tâm hồn, sống với tội lỗi của mình, coi nhẹ chúng và nghĩ mình không tệ hơn người khác. Một chướng ngại khác là xấu hổ không dám mở cửa tâm hồn mình, và nó biến thành sự sợ hãi. ĐTC mời gọi các LM thừa sai lòng thương xót hãy giúp các tín hữu cởi mở tâm hồn, vượt thắng sự xấu hổ và đừng trốn chạy ánh sáng.
Ngày 12
Đức Mẹ Iveron – Moscow
Có thể nào ngâm nga một vài câu trong “thánh ca Lộ đức” mà không cảm thấy sự rung động và nhiệt tâm của lòng sùng kính Thánh Mẫu này không? Lúc nào tôi cũng có thể hình dung những dòng người hành hương dài dằng dặc, tay cầm nến sáng và ca hát say sưa.
Theo một châm ngôn cổ xưa, “Ai hát hay là cầu nguyện hai lần,” một nghi thức Kitô Giáo mà thiếu âm nhạc là thiếu một cái gì đó gần như thiết yếu. Sự phục hồi tập quán hát cộng đồng trong phụng vụ canh tân là một trong những dấu hiệu rất lành mạnh cho thấy điều ấy sẽ bền vững.
Ngày nay, những bản thánh ca được kết hợp với những nhạc cụ hiện đại đang tạo nên một làn gió mới thổi qua Kitô Giáo. “Người ta sẽ nhận biết chúng ta là tín hữu Kitô Giáo nhờ đức ái, nhờ tình yêu của chúng ta,” là một câu hát đầy xúc động. Rồi câu “Chúng ta sẽ bảo vệ phẩm giá của mỗi người…” cũng thế. Âm nhạc hiện đại rõ ràng là một hỗ trợ rất lớn cho nỗ lực làm cho Giáo Hội liên đới với một thế hệ thực sự quan tâm.
Nữ Vương các thánh đồng trinh - cầu cho chúng con.
Lm. Charles Dollen
Nguồn:http://tinmung.net/TRANG%20CUA%20ME%20MARIA/TrangcuaMe_INDEX.htm

Donnerstag, Februar 11, 2016

Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz

Kỷ niệm 60 năm giải phóng trại tập trung Aschwitz
Cách đây 60 năm ngày 27 tháng giêng năm 1945 các binh sĩ của Hồng quân Nga dã tiến vào trại tập trung Auschwitz bên Ba Lan. Các hình ảnh phổ biến sau đó đã phơi bầy chính sách diệt chủng kinh hoàng của Adolf Hitler và chế độ độc tài Đức Quốc Xã.
Trong khi hồng quân Nga tiến tới gần Auschwitz ở mạn tây thành phố Cracovia miền nam Ba Lan, các lực lượng mật vụ Đức đã vội vã tìm cách giải toả các tù binh bằng cách đưa họ đi xa hơn, nhằm dấu nhẹm các chứng cớ của cuộc diệt chủng. 60.000 ngàn tù binh, đa số là người Do thái, đã bị cuỡng bách di chuyển về mạn tây, hướng về thành phố Wodzizlaw trong vùng đông Slesia Thượng. Họ ra đi với manh áo tù mong manh, giữa trời tuyết giá buốt của Ba Lan. Trong các ngày trước đó quân Đức Quốc Xã đã vội vã sát hại hàng ngàn người, nhiều bao nhiêu có thể. Trong cuộc di chuyển ấy các lực lượng mật vụ bắn những tù nhân quá mệt mỏi và kiệt lực không bước đi được nữa. Tuyết lạnh và đói khát đã khiến cho hơn 15.000 người chết.
Khi hồng quân Nga tiến vào Auschwitz họ đã giải thoát 7.000 tù binh còn sống sót, bệnh tật và hấp hối, người gầy đét chỉ còn da bọc xương, mắt lồi to trên gương mặt hốc hác. Có hàng ngàn xác chết khác chưa kịp  đốt trong các lò hoả thiêu còn chất đống rải rác khắp nơi. Đã có khoảng 1,3 triệu người bị đầy tới Auschwitz giữa các năm 1940-1945 và đã có 1,1 triệu người bị sát hại,  bị đánh đập, đối xử tàn tệ, bị tra tấn, bị bắn chết hay bị giết trong các phòng hơi ngạt và bị thiêu sau đó.