Trang chủ

Donnerstag, März 30, 2017

Thiên Chúa khóc thương khi chúng ta quay lưng lại tình yêu của Ngài

Chúng ta thử nghĩ mà xem, khi chúng ta theo đuổi những thần tượng giả dối, thì chỉ có Thiên Chúa là Cha yêu thương và chờ đợi chúng ta. Đức Thánh Cha chia sẻ như thế trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta.
Con người luôn bị cám dỗ sống bất trung
Trong bài đọc trích sách Xuất Hành, khi Mose lên núi để gặp Thiên Chúa, dân chúng không đủ kiên nhẫn. 40 ngày là quá lâu đối với họ. Khi Mose xuống núi, dân chúng đã đúc một con bê vàng để thờ. Dân chúng lãng quên Thiên Chúa, Đấng cứu họ. Bởi thế, ngôn sứ Baruc có nói: Chúng đã lãng quên Đấng dẫn đưa chúng.


Tội “lười biếng”, “những rễ cây khô héo!”

Pt Huỳnh Mai Trác3/29/2017
Có một thứ tội làm bại hoại tim con người, làm cho “con người sống trong sự buồn tẻ” và làm cho họ quên lãng đi niềm vui”. Đó là tội “lười biếng”, thái độ này dẫn con người đến tình trạng “không chịu tiến tới”, và như những cây có rễ khô héo”. “Đối với những người này, lời của Chúa Giê su làm họ thức tĩnh: “Hãy chổi dậy!”. Đó là lời mà Đức Giáo Hoàng đã lập lai nhiều lần trong bài giảng trong thánh lễ tại nhà Nguyện thánh Mát ta trong buổi sáng ngày 28 tháng Ba.

Tất cả mọi suy tư của Đức Thánh Cha đều ở trong sách Phụng vụ ngày hôm ấy (Ezechiel 47,1-9,12), nói về trong những dấu hiệu rất quan trọng: đó là nước .

Sonntag, März 26, 2017


Ánh sáng mới - Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, CN IV Mùa Chay

Tứ Quyết SJ3/26/2017
VATICAN - Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và du khách hành hương trưa Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay 26.03.2017 tại quảng trường thánh Phêrô, Đức Thánh Cha quảng diễn ý nghĩa câu chuyện Chúa Giêsu chữa lành anh mù từ thủa mới sinh. Anh mù không chỉ được sáng mắt mà còn nhận được ánh sáng mới là ánh sáng đức tin. Đức Thánh Cha cũng cám ơn mọi người thuộc Tổng Giáo Phận Milano vì đã tiếp đón Ngài trong ngày thứ bảy với tất cả tấm lòng.

Bài huấn dụ của Đức Thánh Cha trước khi đọc kinh Truyền Tin

Samstag, März 25, 2017

Chúa Nhật IV Mùa Chay - Năm A

NGỌN ĐÈN ĐỨC TIN

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Ta nhìn thấy được là nhờ có ánh sáng. Đôi mắt là ánh sáng của thân thể. Nếu mắt hư hỏng, thì dù bên ngoài trời có sáng trưng, ta vẫn không thấy gì hết. Người bị hư mắt sống hoàn toàn trong đêm tối.

Có nhiều thứ đêm tối. Cũng như có nhiều loại mắt.

Có thứ đêm tối u mê dốt nát. Ánh sáng văn hoá có đó. Sách vở chữ nghĩa có đó. Nhưng ta không đọc được. Vì ta mù chữ. Trí tuệ ta thiếu đôi mắt. Nên ta chìm trong đêm tối u mê.

Có thứ đêm tối phàm phu. Thiên nhiên có biết bao cảnh đẹp. Nhìn cảnh hoàng hôn, bình minh, người hoạ sĩ có thể xúc cảm vẽ nên những bức tranh tuyệt tác. Ta không cảm được vẻ đẹp của đất trời vì ta không có cặp mắt hoạ sĩ. Nghe chim ca, nhìn lá rụng, thi sĩ có thể viết nên những vần thơ. Còn ta, ta không nghe được sứ điệp của chim, không cảm được nỗi buồn của lá, vì ta không có tâm hồn, ánh mắt nhạy cảm của nhà thơ.

Lễ Ðức Mẹ Dâng Mình

Bài giảng Lễ Đức Mẹ Dâng Mình
Tác giả bài viết: ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống
Bài giảng dịp Hành hương Đức Mẹ Tàpao 13/11/2013

Dù không được Phúc Âm nhắc đến, nhưng theo truyền thuyết (Tiền Phúc Âm của thánh Giacôbê), từ khi ba tuổi, Đức Mẹ đã được gia đình đưa lên đền thánh để dâng mình cho Thiên Chúa và đã lưu lại đó cho tới lúc trọn tuổi mười hai. Đây là một thói quen đáng kính của các gia đình đạo hạnh và cũng là biến cố đáng ghi nhận trong đời Đức Trinh Nữ Maria. Chả thế mà trong lịch phụng vụ của Giáo Hội đông phương, đã thấy xuất hiện lễ Đức Mẹ Dâng Mình từ thế kỷ VII, và tiếp theo là phụng vụ của Giáo Hội tây phương từ thế kỷ IX. Chính các Đức Giáo Hoàng Sixtô IV năm 1472 và Sixtô V năm 1585 đã cổ võ mừng kính lễ này cách đặc biệt và gần đây, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã xem lễ Đức Mẹ Dâng Mình là một trong những lễ tuyệt diệu và coi đó như hình mẫu của đời dâng hiến. Trong niềm hân hoan, chúng ta nhận diện ý nghĩa biến cố dâng mình trong đời Đức Mẹ.

Sonntag, März 19, 2017

Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm A

NƯỚC HẰNG SỐNG

SƯU TẦM
“Cho thì có phúc hơn là nhận”. Qua việc xin người khác cho đi sự gì đó, đôi khi chúng ta làm họ giác ngộ và trưởng thành. Họ có dịp để bước vào thế giới biết chia sẻ tình thương. Tagore đã viết một dụ ngôn rất có ý nghĩa.

Ngày nọ có một người ăn xin đi khắp làng, nhưng anh chẳng xin được gì vì nhà nào cũng đóng cửa. Anh bèn tìm cách đi ra khỏi ngôi làng vào giữa lúc ban trưa nắng đổ. Mồ hôi nhễ nhãi, mệt mỏi vì đói, chán nản vì bị từ chối, anh ngồi xuống bên vệ đường. Bên cạnh anh là một cái túi chứa một nắm hạt bắp. Anh dự định chiều tối về nhà sẽ đem ra xay thành bột, làm một cái bánh ăn cứu đói.

Samstag, März 18, 2017

Chúa Nhật III Mùa Chay - Năm A

NHỊP CẦU THIÊNG LIÊNG

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Từ khi cầu Mỹ Thuận được đưa vào sử dụng, con đường về miền Tây như ngắn lại, đôi bờ sông Tiền gần gũi nhau hơn. Đời sống thần linh và đời sống phàm trần cũng như hai bờ sông cách xa vời vợi. Cần có những nhịp cầu nối liền dòng sông thiêng liêng giúp con người đi về gặp gỡ Thiên chúa.

Hôm nay, khi mở đầu câu chuyện với người phụ nữ Samaria, Đức Giêsu đã bắc những nhịp cầu nối liền dòng sông ngăn cách. Thái độ gần gũi của Người là nhịp cầu xoá đi biên giới ngăn cách chủng tộc, tôn giáo. Lời Người chính là nhịp cầu dẫn vào đời sống thần linh.

Freitag, März 17, 2017

19 tháng 3: Thánh cả Giuse

Đinh Văn Tiến Hùng3/15/2017
THÁNH CẢ GIUSE

Đại Lễ Mừng Kính ngày 19/3 hàng năm 

*Hồng Ân Thiên Chúa bao la,

Thiên đàng trần thế ngợi ca danh Ngài.


Hàng năm Giáo Hội giành tháng 3 dâng kính Thánh Giuse và 2 ngày Lễ đặc biệt tôn vinh Ngài :

- 19/3 Quan Thày Hội Thánh và các gia trưởng.

- 1/5 Quan Thày công nhân hay thường gọi là Lễ Thanh Giuse Thợ ( cũng là ngày Quốc Tế Lao Động )

Cùng dâng kinh nguyện Thứ tư trong tuần.

Donnerstag, März 09, 2017

Bài suy niệm 4: Chúa Giêsu chấp nhận để Thánh ý Chúa Cha được thực hiện

Hồng Thủy3/9/2017
Chiều ngày 07/03, tại nhà tĩnh tâm Thầy Chí Thánh ở Ariccia, cha Michelini tiếp tục bài suy niệm thứ 4 về đề tài “Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và Chúa Giêsu bị bắt” (Mt 26,36-46).

Thi hành Thánh ý Chúa Cha

Đầu tiên, cha Michelini so sánh hai lần cầu nguyện của Chúa Giêsu , trên núi Tabo và trong vường Ghết-sê-ma-ni. Hai sự kiện có những tương đồng nổi nật: Chúa Giêsu bị thử thách. Trên núi Tabor, Phêrô và hai tông đồ Gioan và Giacôbê không hiểu ý nghĩa lời loan báo lần thứ nhất của Chúa Giêsu về cuộc khổ nạn của Ngài. Còn trong vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu vừa loan báo rằng một người sẽ trao nộp Ngài. Trong cả hai biến cố, 3 tông đồ Phêrô, Gioan và Giacôbê đều cùng đi với Chúa Giêsu nhưng họ không hiểu những điều đang xảy ra với Ngài.


Bài suy niệm thứ 3: tìm lại hiệp nhất xung quanh Bữa tiệc ly của Chúa Giêsu

Hồng Thủy3/9/2017
Đề tài của bài suy niệm thứ 3 trong tuần tĩnh tâm của Đức Thánh Cha là “Bánh và thân thể, rượu và máu”

Cha Michelini chú giải đoạn Tin mừng về Bữa tiệc ly (Mt 26,20-35).

Ăn cùng nhau

Bài suy niệm khởi đi từ một yếu tố đặc trưng cho chiều kích nhân loại của việc cùng ăn. Chúa Giêsu ngồi vào bàn cùng với 12 tông đồ. Ngồi cùng bàn muốn nói đến cảm nghiệm nét đẹp của ở cùng với nhau và nhận cùng thứ được chuẩn bị cho một hành động yêu thương. Theo thánh sử Gioan Tông đồ, chính Chúa Giêsu Phục sinh cũng đã chuẩn bị thức ăn cho các môn đệ của Ngài, bên bờ hồ Galilê (x. Ga 21,9).

Freitag, März 03, 2017


ĐGH Phanxicô: Sứ điệp đặc biệt nhân Mùa Chay Thánh năm nay.

Giuse Thẩm Nguyễn3/3/2017


(EWTN News/CAN) Trong Thánh Lễ vào Thứ Tư Lễ Tro được cử hành tại nhà thờ Thánh Anselm, ĐGH đã nhắc nhở các tín hữu về việc lắng nghe lời Chúa và đối xử với mọi người như một quà tặng Chúa ban. 

“Mùa chay là mùa thuận lợi để canh tân cuộc gặp gỡ với Chúa, để sống theo lời Ngài, sống với các phép bí tích và sống với tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trên hành trình hoán cải thực sự, để chúng ta có thể tái khám phá quà tặng của Lời Chúa, để thanh tẩy tội lỗi đã làm cho chúng ta đui mù và phục vụ Chúa hiện diện trong những anh chị em nghèo khổ.”

Mittwoch, März 01, 2017

Bài giảng ngày Thứ Tư Lễ Tro của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina

J.B. Đặng Minh An dịch3/1/2017
Lúc 4:30 chiều thứ Tư 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

Tại Vương cung Thánh Đường thánh nữ Sabina, có từ thế kỷ thứ Năm, Đức Thánh Cha đã chủ sự thánh lễ đồng tế với các Hồng Y và Giám Mục, trước sự tham dự của linh mục tu sĩ nam nữ và giáo dân.

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

“Các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta .. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em” (Giôen 02:12, 13). Nhân danh Chúa, tiên tri Giôen đã đưa ra lời kêu gọi này. Không có ai cảm thấy bị loại trừ: “Hãy triệu tập các cụ già, tụ họp đám thiếu nhi, cũng như trẻ thơ còn đang bú, tân lang .. và tân nương” (c. 16) Tất cả các tín hữu được triệu tập đến và thờ phượng Thiên Chúa của họ “vì Ngài nhân từ và hay thương xót, chậm bất bình và giàu tình yêu kiên vững” (c. 13).