Trang chủ

Montag, November 27, 2017

Bài Giáo Lý Thứ 3 của Đức Thánh Cha Phanxicô về Thánh Lễ: Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
24/Nov/2017
“Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào mầu nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 22 tháng 11, 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô Vatican. Hôm nay ĐTC giủ thích tại sao Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải ý thức rằng khi tham dự Thánh Lễ là chúng ta lên Núi Sọ cùng Chúa Giêsu chứ không phải đi xem một buổi trình diễn.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Sonntag, November 26, 2017

Các nhà thờ của chúng ta không phải là các siêu thị

Tứ Quyết SJ
26/Nov/2017

Nhìn thấy, phục vụ, và vô vị lợi. Đó là ba điều trọng tâm mà Đức Thánh Cha chia sẻ trong thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Marta. Bài đọc một trích sách Macabê kể về những người anh em ra sức bảo vệ sự thánh thiêng của Đền Thờ trước những kẻ ngoại giáo. Thứ đến, bài Tin Mừng theo thánh Luca kể về việc Chúa đánh đuổi các con buôn để thanh tẩy Đền Thờ.

Nhìn thấy đền thờ nội tâm

Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Thánh Lễ là Kinh Nguyện

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
24/Nov/2017

Thánh Lễ “là cuộc gặp gỡ của tình yêu với Thiên Chúa qua Lời của Ngài, cùng Mình và Máu Chúa Giêsu”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ hai của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 15 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC tiếp tục loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Ngài nói rằng “Thánh Lễ là kinh nguyện, hay đúng hơn, đó là kinh nguyện tinh túy, cao cả nhất, cao siêu nhất, và đồng thời “cụ thể” nhất, do đó chúng ta không được nói chuyện hay chụp hình trong Thánh Lễ, mà phải chú t6am vào cuộc gặp gỡ với Chúa để Người phục hồi chúng ta lại với ơn gọi ban đầu của chúng ta: là hình ảnh và giống Thiên Chúa.”.

Freitag, November 24, 2017

Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ - Dẫn Nhập vào Thánh Lễ

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
24/Nov/2017
“Chúng ta… phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”.

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 8 tháng 11, 2017 tại Vatican. Hôm nay ĐTC bắt đầu loạt bài giáo lý về Thánh Lễ. Loạt bài giáo lý này rất quan trọng vì Thánh Thể là “trái tim” của Hội Thánh. ĐTC nói rằng chúng ta “phải hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của Thánh Lễ, để sống mối liên hệ của mình với Thiên Chúa một ngày một trọn vẹn hơn”; đồng thời “lớn lên trong sự hiểu biết … về một hồng ân cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trong Bí Tích Thánh Thể”

Anh chị em thân mến, Chào anh chị em!
Chúa Nhật XXXIV TN - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ

VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy nhiều sự thật quan trọng về kết cục của con người.

Sự thật thứ nhất là: thế giới này sẽ chấm dứt. Không có gì vĩnh cửu ở đời này. Mọi sự sẽ qua đi. Những gì được coi là bền vững lâu dài rồi cũng tan thành cát bụi. Của cải, tài năng, công danh cũng sẽ trở thành hư vô. Cả đến con người cũ cũng không còn. Sau cùng mọi người bằng nhau và phải đến trước tòa Chúa để chịu phán xét.

Donnerstag, November 23, 2017

Tản Mạn Đời Tha Hương: Sống Tinh Thần Tử Đạo

Lm Giuse Nguyễn Văn Thư
22/Nov/2017

Ngày Vinh Quang :

Ai mà quên được ngày hân hoan khôn xiết 19 tháng 6 năm 1988, tại giáo đô La Mã : Ngàn vạn người kéo về cùng nhau tay bắt mặt mừng và bảo nhau : Hôm nay chúng ta vui mừng vì các thánh tử đạo VN, cha ông chúng ta được tôn vinh qua việc phong thánh. 

Các ngài là những kẻ mà Thánh Phaolô nói là “đã chạy đến cùng đường mà vẫn giữ được đức tin”. Trước mặt giáo triều Vatican cũng như hàng trăm quan khách quốc tế, 117 tiền nhân anh hùng (trong số hơn 130 ngàn người đã hiến mạng sống cho Chúa) đã được nêu danh hiển thánh, và cùng được chung mừng trọng thể vào ngày 24 tháng 11 hàng năm. Không lâu sau, thày giảng An-Rê Phú Yên cũng được phong chân phước.

Mittwoch, November 22, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (hết)

Vũ Văn An
22/Nov/2017

IV. Chuẩn bị sự chết 

Theo quan điểm tự nhiên, sự chết là một biến cố đáng sợ và làm ta khiếp đảm, vì nó phân hủy nhân cách con người. Tuy nhiên, muốn nắm được trọn ý nghĩa của nó, ta phải dựa vào đức tin và coi sự chết như là hậu quả của tội lỗi (Rm 5:12; H. Denzinger, Enchiridion symbolorum [Freiburg 1963] 1511–12). Nó do con người chứ không do Thiên Chúa. Như trên đã nói, Sách Khôn Ngoan cho ta biết một sự thật rất sâu sắc và đầy an ủi như sau: “Thiên Chúa không tạo ra sự chết, Người cũng không hân hoan trước việc sinh vật bị hủy diệt” (Kn 1:13; xem 2:23-24). Đàng khác, quyền lực Satan (Ga 8:44; Dt 2:14) và quyền lực sự chết đã bị bẻ gẫy bởi việc nó bị sự chết quật ngã một cách nghịch lý. Ngôi Lời nhập thể đã nhận lấy sự chết, một điều hết sức khủng khiếp đối với con người và “sự chết bị nuốt trửng trong chiến thắng” (1Cr 15:54).

Montag, November 20, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (7)


Vũ Văn An
20/Nov/2017
b. Quan điểm tóm kết các hành vi tự do. Do đó, đối với các nhà thần học này, hành vi của linh hồn vào lúc chết, lúc tự do của họ từ đó trở đi mãi mãi được nối kết nhất định với một cùng đích đặc thù, chứ không còn tự do theo nghĩa có thể khác đi, xét vì lịch sử cụ thể của cá nhân thực hiện hành vi. Nó tự do theo nghĩa hoàn toàn tự phát, không bị bắt buộc hay ấn định bởi bất cứ điều gì ở bên ngoài linh hồn, nhưng phát sinh hoàn toàn từ những gì linh hồn đã trở nên lúc còn ở trên đời và nói lên hoàn toàn đặc tính đã hoàn thành bởi nhiều chọn lựa tự do trước đó. Hành vi này tự do theo nghĩa nó hoàn toàn tóm kết mọi hành vi tự do đã thực hiện lúc còn sống trong cuộc sống tử sinh. Nó đặc biệt hiện thân cho hướng đi triệt để của ý chí vốn đã được cá nhân này tự do chọn lựa lần cuối cùng trong một hành vi diễn ra trước giờ chết, một hành vi tự do diễn ra một cách đặc biệt dưới sự quan phòng đầy yêu thương và khôn ngoan của Thiên Chúa. Việc kêu gọi tới ơn thánh trong giây phút này có thể cực kỳ mạnh mẽ, nhưng hành vi tự do thực hiện trước cái chết, về phẩm lượng, là một với bất cứ hướng đi tự do nào đã chấp nhận trong suốt đời cá nhân lúc còn sống. Như thế, giờ chết thực đối với mỗi người là vấn đề có liên hệ đặc biệt khiến Thiên Chúa phải săn sóc con người. Điều này không có nghĩa sự chết luôn xẩy ra trong các hoàn cảnh được Thiên Chúa muốn một cách tích cực: vì một số người chết vào một lúc đặc thù nào đó là do ác ý hay do bất cẩn của người khác, chứ Thiên Chúa không tích cực muốn như thế. Nhưng nó có nghĩa: ơn thánh của Thiên Chúa chắc chắn có đó để biến sự chết thành biến cố cứu rỗi, ngoại trừ trường hợp người nào đó, do các chọn lựa trước đó, đã cứng lòng đến nỗi tự đặt mình ra khỏi tầm tay của lòng Chúa thương xót vì, trong sự khôn ngoan của Người, Thiên Chúa ngỏ lòng thương xót này cho mọi con người. Như thế, hành vi của ý chí, diễn ra ngay lúc chết như giây phút đầu tiên của trạng thái vĩnh viễn của linh hồn, là hoa trái cần thiết của mọi đáp trả tự do của con người đối với ơn thánh Thiên Chúa, nhất là đối với ơn thánh sau cùng Chúa dùng để đem con người, cuối cùng, về với Người.

Samstag, November 18, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (6)

Vũ Văn An
18/Nov/2017

2. Hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng của con người 

Muốn khám phá ra lý do tại sao tự bản chất của nó, sự chết là biến cố cực kỳ quan yếu trong hiện sinh con người, ta phải phân tích hoàn cảnh sinh hoạt thiêng liêng trong trạng thái hiện nay khi thân xác vẫn còn kết hợp với linh hồn và sau đó, tìm hiểu xem điều gì tiếp diễn khi sự kết hợp này không còn nữa. Sinh hoạt thiêng liêng của con người mà ta tìm hiểu ở đây là sinh hoạt tự do, có chủ tâm. 

Đức Phanxicô ca ngợi công trình của Đức Bênêđíctô XVI

Vũ Văn An
18/Nov/2017
Theo tin Zenit, ngày 18 tháng 11 vừa qua, tại Hội Trường Clementine trong nội thành Vatican, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trao Giải Thưởng Ratzinger năm 2017 cho ba học giả và nghệ sĩ. 

Sau lời chào mừng của Cha Federico Lombardi, S.J., chủ tịch Qũy Joseph Ratzinger-Benedict XVI, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Vũ Hợp Nhất Kitô Giáo và là thành viên của Ủy Ban Khoa Học của Qũy đã nói qua về tiểu sử ba vị trúng giải năm nay. Sau đó, Đức Phanxicô đã trao giải thưởng cho ba vị.

Freitag, November 17, 2017

Chúa Nhật CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

SỐNG CHỨNG NHÂN TIN MỪNG

 ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Hôm nay Giáo hội Việt Nam hân hoan và hãnh diện mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam vì 3 lý do:

- Hân hoan và hãnh diện vì các thánh là người Việt Nam, không gì vui mừng và hãnh diện, tự hào hơn, khi đất nước ta có những vị thánh góp mặt với Giáo Hội toàn cầu.

- Hân hoan và hãnh diện vì số lượng đông đảo các Thánh Việt Nam. Với 117 vị Thánh. Giáo Hội Việt Nam được xếp nhất nhì trong Giáo Hội hoàn vũ về số lượng các Thánh.

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học (5)

Vũ Văn An
17/Nov/2017

III. Cái hiểu thần học về mầu nhiệm sự chết

Từ việc mô tả trên đây về sự chết như một hậu quả của tội lỗi và như một biến cố của cứu rỗi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô, 2 điều sau đây trở nên cực kỳ rõ ràng. Thứ nhất, chết là giây phút quyết định trong đời sống mọi con người; nó kết thúc thời kỳ thử thách, trong đó, con người được tự do xa lìa khỏi Thiên Chúa như là cùng đích hoặc quay về với Người. Sau khi chết, thân phận con người được xác định vĩnh viễn một là được hân hoan hai là bị khốn cùng, tùy họ chết trong Chúa Kitô hay trong Ađam. Thứ hai, yếu tính tự nhiên của sự chết phải sao đó mới đưa ta vào một là ý nghĩa mất mát hai là ý nghĩa cứu rỗi. Trong chính nó, xét về tự nhiên và theo yếu tính, sự chết của thân xác không thể hoặc là mất mát hoặc là cứu rỗi, nếu không, nó sẽ không là điều này đối với một số người và điều khác đối một số người khác. Bởi thế vấn đề đặt ra cho cái hiểu thần học là: tại sao sự chết lại là biến cố quyết định của hiện hữu con người? Trong chính nó, sự chết là chi để nó có thể hoặc là ấn tín trầm luân của người này vì phải xa lìa Thiên Chúa, hoặc là khởi đầu dứt khoát cuộc sống vĩnh cửu vì được kết hợp với Người?

Dienstag, November 14, 2017

Ý Niệm Chết Trong Thánh Kinh và Thần Học (4)

Vũ Văn An
13/Nov/2017
Sự chết: Sự nên trọn của cuộc sống ơn thánh

Đức tin là sinh hoạt nền tảng của đời sống siêu nhiên, tức đời sống ơn thánh. Ở đây, con người mở lòng mình cho mạc khải cứu rỗi mà Thiên Chúa đã thực hiện trong và qua Con của Người, là Chúa Giêsu Kitô. Nhờ đức tin, con người trả lời mạc khải này bằng hành vi hoàn toàn chấp nhận và hoàn toàn hiến dâng, chấp nhận từ Thiên Chúa ý nghĩa tối hậu của đời mình trong một định mệnh vượt quá sự hiểu biết của mình và các khả năng thực hiện từ bên trong của mình, và tự dấn thân bước tới việc thể hiện định mệnh này. Như thế, nhờ đức tin, con người tự hướng mình về một mục đích vốn vượt quá các giới hạn hữu hình của sự sống tử sinh này. Do đó, đức tin nhất thiết nói lên một thái độ đối với sự chết thể xác. Đối với tín hữu, sự chết đang tới gần là bức màn che dấu mục đích họ đã dấn bước tới. Sự chết không phải là thất bại, cũng không phải là tiêu diệt, hay tối hậu ra xa lạ với Thiên Chúa. Chính nhờ diễn ra nơi một con người mà tâm trí đã tin tưởng hướng về sự thật đời đời của Thiên Chúa, tự biểu lộ như Đấng Cứu Rỗi, nên kinh nghiệm sự chết nay có nghĩa việc vén mở thánh nhan Thiên Chúa. Đức tin được biến thành thị kiến. Đúng là những tội nhẹ hơn chưa được tha thứ hay một hình phạt chưa được đền trả cho các tội đã được tha thứ có thể triển hạn hậu quả trọn vẹn của việc biến đổi sau cùng này cho tới khi sự thanh tẩy hoàn tất; nhưng trong sự chết, nó đã được hoàn tất triệt để và chủ yếu rồi. Nếu linh hồn trong luyện ngục chưa được thấy tận mắt, thì nó cũng không thấy như trong gương mờ. Ánh sáng chói lọi của Thiên Chúa đã bắt đầu rõi chiếu trên nó một cách không thể lầm lẫn được nữa, và lời hứa sự rạng sáng sắp đến đã thể hiện trong cảm nghiệm, dù chưa có chứng cớ bề ngoài. Cũng có thể nói một điều như thế về đức cậy, đức mến và các bí tích. 

Montag, November 13, 2017

Ý Niệm Chết Trong Thánh Kinh và Thần Học (3)

Vũ Văn An
13/Nov/2017

2.Mầu Nhiệm Sự Chết

Mặc khải Thiên Chúa cho con người biết rằng nói chung, sự chết và sự chết đặc thù của mỗi cá nhân đều nằm trong kế hoạch sắp đặt đầy khôn ngoan và tình yêu hiến mình của Thiên Chúa. Dưới ánh sáng của mạc khải này, sự chết trở nên một mầu nhiệm chứ không còn là một vấn đề. Nghĩa là: nó không còn là một tổng hợp các mâu thuẫn nữa, mà là một thực tại mà ý nghĩa trọn vẹn của nó đụng tới cõi vô biên và do đó, vượt quá sự thấu hiểu trọn vẹn của con người. Ở đây, ta không còn nhấn mạnh tới bóng tối và dấu kín nữa, mà nhấn mạnh tới ánh sáng và sự phong phú của điều được Thiên Chúa mạc khải cho con người.

Sonntag, November 12, 2017

Chúa Nhật XXXII thường niên

CHUYỆN MƯỜI TRINH NỮ

Chú giải của Noel Quesson
Trong tháng Mười một này, chúng ta đi dần đến lúc kết thúc của năm phụng vụ. Những chiếc lá mùa thu rơi rụng nhắc chúng ta rằng mọi sự sẽ đi đến một kết cuộc. Giáo Hội đề nghị chúng ta trong ba Chúa nhật cuối cùng này, ba đoạn văn Tin Mừng rõ ràng được trích từ bài giảng lớn sau cùng của Đúc Giêsu, trong đó Matthêu đã tập hợp những bài giảng về thời kỳ sau hết: loan báo việc Đền Thờ Giêrusalem bị phá hủy (Mt 24,1-25)... kêu gọi tỉnh thức chờ ngày Quang Lâm của Con Người (Mt 24,26-44)... ba dụ ngôn về sụ canh thức: Người đầy tớ chờ Chủ về, Mười cô trinh nữ, Những nén bạc (24,46 - 25,30)... Cuộc phán xét chung (Mt 25,31-46)...
Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn của mình ra đón chú rể...
Chúa Nhật XXXII thường niên

TRINH NỮ KHÔN NGOAN

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.
Đám cưới là một sinh hoạt bình thường của con người. Chúa đã dùng một sinh hoạt bình thường của xã hội để nói về Nước Trời cho mọi người dễ hiểu. Qua dụ ngôn này, Chúa sánh ví Nước Trời giống như một đám cưới. Chúa chính là chàng rể. Linh hồn là trinh nữ. Giờ Chúa đến là giờ ta từ giã đời này. Tiệc cưới là hạnh phúc Nước Trời. Bóng đêm là những thử thách ta gặp trên đường về Nước Trời. Chàng rể đến muộn nói lên tính cách bất ngờ của giờ chết. Qua dụ ngôn này, Chúa hé mở cho ta mấy chân lý về Nước Trời.

Freitag, November 10, 2017

Ý Niệm Sự Chết trong Thánh Kinh và Thần học (2)
Vũ Văn An
10/Nov/2017

II. Sự chết trong thần học 

Thần học về sự chết sẽ được bàn dưới 3 chủ đề sau đây: 1. vấn đề sự chết nghĩa là các mâu thuẫn biểu kiến xuất hiện khi con người cố gắng hiểu hiện tượng chết của con người; 2. mầu nhiệm sự chết, nghĩa là câu trả lời cho vấn đề vừa rồi như đã có trong mạc khải Thiên Chúa (chủ đề này sẽ có hai khía cạnh chính: sự chết như hậu quả của tội lỗi và sự chết được biến đổi nhờ sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô); 3. Cái hiểu của thần học về mầu nhiệm sự chết nghĩa là cố gắng đi sâu vào ý nghĩa của câu trả lời do mạc khải cung cấp cho vấn đề sự chết. 

1. Vấn đề sự chết 

Donnerstag, November 09, 2017

Ý Niệm Chết trong Thánh Kinh và Thần Học

Vũ Văn An
08/Nov/2017
Tháng 11 là tháng các linh hồn. Cũng là tháng để ta suy niệm về sự chết, một sự kiện hãi hùng nhưng chắc chắn sẽ xẩy ra cho mọi người, ít nhất, mọi người phàm phu tục tử như chúng ta. 

Dựa vào Tân Từ Điển Bách Khoa Công Giáo, chúng tôi sẽ trình bầy ít nét căn bản về ý niệm sự chết trong Thánh Kinh, và Thần Học và sau cùng, một vài nét về việc chuẩn bị đón chờ sự chết. 

I. Sự Chết trong Thánh Kinh

Samstag, November 04, 2017

Đoàn người đông đảo trên trời.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
31/Oct/2017
Hằng năm vào ngày 01.Tháng Mười một, Giáo Hội Công Giáo mừng kính toàn thể các Thánh nam nữ trên trời.

Giáo Hội Công Giáo trong suốt năm hầu như mỗi ngày đều mừng kính một hay nhiều vị Thánh với tên tuổi ngày tháng cùng nơi sinh ra, và ngày tháng năm nơi chốn qua đời. Nhưng vẫn còn nhiều Vị Thánh chưa hay không được biết đến tên tuổi, như Thánh Gioan viết thuật lại: 

„ Kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế.“( Kh 7,9) 

Freitag, November 03, 2017

Chủ Nhật XXXI- A:   MI l,14b- 2.2b.8-10 : 1 Tx 2.7b-9.13 : Mt 23.1-12.

YÊU THƯƠNG TRONG PHỤC VỤ VÀ THA THỨ

Bài Ðọc I: Ml 1, 14b - 2, 2b. 8-10
Chúa các đạo binh phán rằng: Ta là Vua cao cả, và danh Ta đáng kính sợ trong các dân tộc. [Ta sẽ làm cho các ngươi phải túng thiếu.]
{Và bây giờ, trên các ngươi có án lệnh này, hỡi các tư tế: Nếu các ngươi không nghe, và nếu các ngươi không lưu tâm mà tôn vinh danh Ta, Chúa các đạo binh phán, Ta sẽ phóng (sự) chúc dữ xuống trên các ngươi; và Ta sẽ chúc dữ cho sự chúc lành của các ngươi.}
Các ngươi đã đi sai đường lối, làm cho nhiều người vấp phạm lề luật và huỷ bỏ giao ước Lêvi, Chúa các đạo binh phán như vậy. Bởi thế, Ta để cho các ngươi bị khinh rẻ và đốn mạt trước mọi dân tộc, vì các ngươi đã không tuân giữ đường lối của Ta, và vị nể trong khi thi hành lề luật. Chớ thì mỗi người chúng ta không có một người cha sao? Chớ thì không phải có một Thiên Chúa tạo thành chúng ta sao? Vậy tại sao mỗi người chúng ta lại khinh rẻ anh em mình mà phản bội giao ước của tổ phụ chúng ta?

Tháng các linh hồn: Tiếng vọng vực sâu

Đinh Văn Tiến Hùng
01/Nov/2017
Tiếng Vọng Vực Sâu


*’ Thiên đàng, Hỏa ngục đôi quê,
Ai khôn thì về, ai dại thì sa.
Đêm về nhớ Chúa nhớ Cha,
Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa Linh hồn.
Linh hồn phải giữ Linh hồn,
Đến khi lìa xác được lên Thiên đàng’ (*)

Donnerstag, November 02, 2017

TÂM TÌNH TRONG THÁNG CÁC LINH HỒN

C.M.C
         Con người trong một góc khuất nào đó của tâm hồn luôn muốn xóa nhòa đi sự cách biệt âm dương, muốn xóa đi sự cách ngăn bởi cái chết, và trong nội tâm sâu thẳm của tâm hồn luôn là khát khao gắn bó mãi mãi không chia lìa. Halloween được tổ chức vào vọng Lễ Chư Thánh, với sự hóa trang rùng rợn như muốn chế diễu cái chết, muốn xóa nhòa đi khoảng cách âm dương cách biệt để rồi bước vào tháng các linh hồn với đại Lễ Chư Thánh và tâm tình cầu nguyện, sống chứng nhân niềm tin kito giáo để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời.
Ngày 01 tháng 11

LỄ CÁC THÁNH

 Giáo hội như người mẹ hiền hàng ngày mừng lễ các con cái Người. Nhưng vì đoàn con được hưởng phúc trên trời nhiều quá, Giáo hội không thể không biết hết được; vì thế, Giáo hội hằng năm chọn một ngày mừng chung tất cả các con cái, để không ai bị lãng quên hoặc bỏ sót, đồng thời cũng để khơi lên trong tâm hồn con cái còn ở trần gian những niềm hân hoan vui sướng và lòng can trường khát mong về quê trời là nơi tất cả những anh chị em Chúa đã gọi về trước đang chiêm ngưỡng thánh nhan Ngài.

Mittwoch, November 01, 2017

Ý niệm tội lỗi trong một thế giới phức tạp về luân lý, tiếp theo

Vũ Văn An
31/Oct/2017

Thần học đương thời về tội lỗi và tha thứ

Với cuộc cải tổ bí tích của Vatican II, ít là trong lý thuyết, ta đã trở lại với việc tập chú nhiều hơn vào diễn trình chữa lành và hồi tâm liên tục, cả trong tư cách cá nhân lẫn trong tư cách cộng đồng. Chiều kích cộng đồng được thấy rõ hơn trong các nghi thức thứ hai và thứ ba, trong đó, việc xưng tội và cử hành sự tha thứ của Thiên Chúa được cộng đồng thi hành như một toàn thể. Điểm nổi bật nhất của thời sau Vatican II này là không tội lỗi nào tư riêng hay cá nhân cả, mà luôn có hậu quả xã hội, dù tội này phạm tư riêng bởi một người trong thẳm sâu tâm hồn họ. Bởi thế, đáp ứng phụng vụ và bí tích đối với tội lỗi cũng nên có một chiều kích cộng đồng.