Trang chủ

Sonntag, Dezember 31, 2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha trong buổi kinh chiều tạ ơn Te Deum Giao Thừa 2017

J.B. Đặng Minh An dịch
31/Dec/2017
Vào lúc 5h chiều Chúa Nhật 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, 150 linh mục và khoảng 8 ngàn tín hữu. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Lễ Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa

Tín thác nơi Mẹ

Sưu tầm

Ðối với Giáo Hội Chính Thống, tước hiệu nổi bật nhất của Mẹ là “Mẹ Thiên Chúa”, trong khi đó đối với Giáo Hội Công Giáo, Mẹ Maria trước tiên là Mẹ của loài người.

Hai khía cạnh này của Mẹ Maria được làm nổi bật qua Phụng Vụ và nghệ thuật của hai Giáo Hội. Một bên những bức ảnh Icone của Giáo Hội Chính Thống làm cho người ta nghĩ đến Ðức Mẹ như một vị thần ngự trị trên Thiên quốc hơn là người phàm. Ðàng khác, trong Giáo Hội Công Giáo các bức tranh và tượng ảnh về Mẹ Maria xem ra nhấn mạnh đến khía cạnh nhân loại của Mẹ. Khía cạnh nhân loại này thường được chọn làm chân dung của Ðức Mẹ. Như vậy, trong việc tôn kính chính thức của Giáo Hội cũng như trong tâm tình của người bình dân, tính siêu việt lẫn nhân trần của Mẹ Maria đều được nêu bật.

Samstag, Dezember 30, 2017

HÃY NOI GƯƠNG GIA ĐÌNH THÁNH GIA


LỄ THÁNH GIA

Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Lc 2,22-40

Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.   Một gia đình  Ba Ngôi tuy là ba nhưng là một.   Một Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần.

Và Chúng ta thấy khi mà Thiên Chúa đã sai con mình xuống trần gian thì Chúa Giêsu đã sinh ra trong cung lòng của Đức trinh nữ Maria và Chúa Giêsu cũng có một gia đình, như trong nhân loại con người. Chúa Giêsu  đến trong  trần gian với thân phận làm người, trong thân phận làm người, trong một gia đình.

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia - Năm B

GIA ĐÌNH - CON ĐƯỜNG

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Tục ngữ Việt nam có câu: "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh". Đứa con nào cũng ít nhiều mang khí huyết của cha, mang thịt máu của mẹ.

Nếu trong sinh học, yếu tố di truyền là tất yếu thì trong đời sống luân lý, nề nếp gia phong cũng ảnh hưởng sâu xa đến con người. Trẻ thơ vốn dễ bắt chước. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình sẽ nói ngôn ngữ của cha mẹ, học lề thói cư xử của anh chị, tiếp thu những quy ước, hít thở thấm tẩm bầu khí gia đình. Gia đình là vườn ươm. Vườn ươm cung cấp những tố chất đầu tiên cho cây giống. Những tố chất tốt sẽ giúp cây lớn mạnh, sinh hoa kết quả tốt đẹp. Gia đình là con đường. Con đường thẳng sẽ dẫn trẻ đạt ước mơ, lý tưởng.

Freitag, Dezember 29, 2017

Trong 5 năm qua, Đức Phanxicô đã đề cập đến Satan nhiều hơn tất cả các vị Giáo Hoàng trong nửa thế kỷ qua

Đặng Tự Do
28/Dec/2017

Trong bài “The Pope’s fight against Satan” – “Cuộc chiến chống Satan của Đức Giáo Hoàng”, ký giả Andrea Tornielli của tờ Vatican Insider đưa ra một tổng kết theo đó trong 5 năm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra những lời cảnh cáo về Satan nhiều lần hơn tổng số những lần tất cả các vị tiền nhiệm của ngài đã làm như vậy trong nửa thế kỷ qua.

Donnerstag, Dezember 28, 2017

Chúa Nhật Lễ Thánh Gia - Năm B

HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

JKN

Câu hỏi gợi ý:

1. Qua bài Tin Mừng, bạn thấy Giuse có những nỗi khó khăn nào? Và ông đã có thái độ nào khi giải quyết những khó khăn ấy?

2. Hạnh phúc gia đình tùy thuộc vào ai nhiều nhất? Tại sao?

3. Để gia đình được hạnh phúc, mọi người trong gia đình cần có tinh thần nào?

Suy tư gợi ý:

1. Giuse, người chủ gia đình gương mẫu
CHÚA GIÁNG SINH - Năm B

LỜI NGỎ CỦA TÌNH YÊU

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
                 

Thánh Gioan Tông Đồ định nghĩa: “Thiên Chúa là tình yêu”. Thiên Chúa đã bày tỏ tình yêu của Ngài bằng nhiều cách dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng Thiên Chúa với hình ảnh ta khó thấy được và nhiều khi không nhận ra những công trình tình yêu của Ngài. Yêu nhiều rồi cũng có lúc phải nói ra. Thiên Chúa quá yêu thương con người nên sau cùng đã gửi Con Một của Ngài xuống trần để tỏ cho ta biết tình yêu Thiên Chúa. Con Một Thiên Chúa chính là Lời của Chúa ngỏ với nhân loại. Vì thế ta hãy vào hang đá Bêlem để lắng nghe được Lời Chúa nói với ta. Chúa Giêsu bé thơ không nói bằng âm thanh vật lý, nhưng Ngài nói bằng âm thanh của trái tim. Lời của Ngài là lời của tình yêu. Qua bản thân Ngài, qua ánh mắt Ngài, qua khung cảnh hang đá, ta sẽ nghe được tiếng thì thầm của Thiên Chúa. Tiếng thì thầm đó là tiếng nói của tình yêu dưới nhiều sắc mầu khác nhau.

Lịch sử ngày lễ mừng sinh nhật Chúa Giêsu

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
26/Dec/2017
Hằng năm người tín hữu Chúa Kitô mừng lễ sinh nhật Đấng cứu thế sinh xuống trần gian làm người.

Mừng lễ với tâm tình vui mừng hạnh phúc. Vì Chúa Giêsu, đấng cứu thế, Con Thiên Chúa, từ trời cao mang ánh sáng ơn tha thứ bình an đến cho con người. 

Mittwoch, Dezember 27, 2017

TÌNH YÊU CHẲNG HỀ TỰ VỆ


Freud, Ông Tổ của ngành Phân tâm học đã có công đề ra khái niệm cơ chế tự vệ, và theo ông, có 9 hình thức tự vệ. Ngày này, dựa vào thuyết này, các nhà nghiên cứu đã tìm được thêm 11 hình thức tự vệ khác. Điều này cho thấy việc tự vệ hết sức quan trọng và biến thể dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú trong đời sống nhằm giúp con người giảm căng thẳng và bảo vệ sự an toàn cho cái tôi của mình. Dù có một số hình thức tự vệ được coi là tích cực cách nào đó nhưng trong tình yêu, người ta không “chấp nhận” tự vệ. Phải chăng đây là một đòi hỏi quá gắt gao ? Trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn đến khía cạnh tự vệ để nhận ra đây là một điều kiện quan trọng giúp xây dựng con người trưởng thành trong tình yêu nói chung.

Đức Thánh Cha nói: Chúa Giêsu sinh ra là một lời mời gọi hoán cải
Thanh Quảng sdb
26/Dec/2017

Chúa Giêsu sinh ra là một lời mời gọi hoán cải

Vatican ngày 26/12/2017 theo Thông tấn xã EWTN và CNA cho hay hôm thứ ba trong thánh lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ cái mối liên hệ mật thiết giữa cuộc tử đạo của Thánh Stephanô, vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo hội với biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, Chúa đến để mời gọi chúng ta hoán cải, một việc làm đòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ!

Thật vậy "Thông điệp của Chúa Giêsu đòi hỏi chúng ta trả một giá nào đó vì thông điệp đó thách đố mọi tôn giáo trên khắp thế giới cũng như xoáy sâu vào lương tri con người, mời gọi con người thay đổi chính mình, tư duy mình để vươn lên khỏi những toan tính bình thường mà hoán cải."

Dienstag, Dezember 26, 2017

Thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi 2017



J.B. Đặng Minh An dịch
25/Dec/2017

Lúc 12 giờ trưa Thứ Hai 25 tháng 12, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên bao lơn chính giữa đền thờ Thánh Phêrô để đọc thông điệp Giáng Sinh Urbi et Orbi, gởi dân thành Rôma và toàn thế giới.

Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúc mừng Giáng sinh!

Montag, Dezember 25, 2017

Toàn bộ Bài giảng của ĐTC trong Lễ đêm Giáng sinh - 24 tháng 12 năm 2017
Thanh Quảng sdb
24/Dec/2017

Toàn bộ Bài giảng của ĐTC trong Lễ đêm Giáng sinh - 24 tháng 12 năm 2017


Bà Maria "đã hạ sinh con trai đầu lòng. Bà bọc con trẻ trong khăn vải và đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong hàng quán" (Lc 2,7). Qua những lời diễn tả mộc mạc và rõ ràng này, Thánh Luca đưa chúng ta về lại tâm điểm của đêm thánh năm xưa: Maria đã sinh con; Mẹ đã ban cho chúng ta Chúa Giêsu, Ánh Sáng của trần gian. Câu chuyện đơn giản ấy đã làm đổi thay lịch sử mãi mãi. Bắt đầu từ đêm đó mọi sự đã trở thành nguồn hy vọng.

Samstag, Dezember 23, 2017

Chúa Nhật IV Mùa Vọng - Năm B

KHIÊM NHƯỜNG ĐÓN NHẬN

Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Đọc Tam Quốc Chí, ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta. Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta. Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: Thằng bé này dạy được đây. Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.

Giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng: Mọi thứ không liên quan đến Chúa Kitô chỉ là phù hoa

Đặng Tự Do
23/Dec/2017

Sự hiện diện của Chúa Kitô trong thời gian là chủ đề mà giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa, đã chọn cho bài thuyết giảng thứ hai của ngài trong tuần tĩnh tâm Mùa Vọng của giáo triều Rôma.

Sáng thứ Sáu 22 tháng 12, tại nhà nguyện Đấng Cứu Thế trong dinh Tông Tòa, trước Đức Thánh Cha và giáo triều Rôma, cha Cantalamessa đã phân tích một câu trong thư gởi các tín hữu Do Thái: “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13:8). Bài thuyết giảng của ngài dài đến 8 trang được chia thành 3 chủ đề chính: Chúa Kitô và Thời gian; Chúa Kitô như là hình ảnh, sự kiện và bí tích; và cuối cùng là Cuộc gặp gỡ thay đổi Cuộc sống.

Montag, Dezember 18, 2017

Mười hai con đường tới Lễ Giáng Sinh, tiếp theo

Vũ Văn An
17/Dec/2017

VI. Sợ sệt và yêu thương 

Một người bạn thân vô thần của tôi, luôn đáng yêu nhưng chỉ thỉnh thoảng mới thông sáng, có lần, lên án nhiều tôn giáo với một tam đoạn luận đại khái như sau: Thiên Chúa đáng sợ, mà Thiên Chúa là tình yêu, vậy tình yêu là đáng sợ; do đó, ta phải sợ tình yêu, nếu thế, thì hết thẩy chúng ta đều không còn gì nữa và tôn giáo thì vô nghĩa hơn phần lớn người ta tưởng. Như thế, anh ta cười, làm thế nào bạn lại có thể sợ một Thiên Chúa của Tình Yêu? Tôi trả lời bằng một giọng giảng giải như một giáo sư rằng một phần của vấn đề là “sợ hãi” đã bị chỉ trích nhiều trong các thế kỷ qua, còn “tình yêu” thì bị đơn giản hóa và tầm thường hóa đến chỉ còn là mật ngọt hoa lá gần như không còn là gì khác. Mọi khía cạnh tốt đẹp của “sợ hãi” và mọi khía cạnh sợ hãi của “tình yêu” đã bị mất đi trong thứ tình cảm tính ướt át và ủy mị thời hiện đại. Về một vài phương diện nào đó, tôi qui cho Lễ Giáng Sinh. Thật khó nghĩ tới sợ hãi khi nhìn vào những cây rực rỡ ánh đèn, và thật khó thấy được bất cứ điều khó nào về tình yêu khi mọi hình ảnh của Giáng Sinh đều nói đi nói lại với bạn rằng đời sống và tình yêu phải nên dễ dàng như thế nào. 

Sonntag, Dezember 17, 2017

Mười hai con đường tới Lễ Giáng Sinh

Vũ Văn An
16/Dec/2017
Gần đến ngày lễ Giáng Sinh năm nay, Trung Tâm Nghiên Cứu Pew cho công bố cuộc thăm dò mới nhất của họ, cho thấy nhiều người Mỹ hơn không còn coi trọng các khía cạnh tôn giáo chung quanh câu truyện Giáng Sinh của Thánh Kinh nữa. Càng ngày, càng có nhiều người hơn coi Lễ Giáng Sinh là một ngày lễ văn hóa, nhưng riêng Joseph Mussomeli, người từng phục vụ ngành ngoại giao Hoa Kỳ trong 35 năm tại khắp các nhiệm sở như Ai Cập, Afghanistan, Marốc và Phi Luật Tân, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Slovenia và Vương Quốc Cambodia, thì Lễ Giáng Sinh chỉ có ý nghĩa khi nó là một ngày Lễ Tôn Giáo. Mười hai con đường tới Lễ Giáng Sinh chính là bài viết của Ông đăng trên The Imaginative Conservative. Chúng tôi xin lược dịch để qúy vị thưởng lãm nhân Mùa Giáng Sinh 2017.

Samstag, Dezember 16, 2017

Bài giảng của Đức Phanxicô dịp Lễ Đức Mẹ Guadalupe

Vũ Văn An
15/Dec/2017

Ngày 12 tháng 12 vừa qua tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã long trọng cử hành Thánh Lễ mừng kính Đức Mẹ Guadalupe.

Theo Associated Press, nhân dịp này, ngài thúc giục người Công Giáo Châu Mỹ La Tinh và vùng Carribbean cử hành và bảo vệ tính đa dạng của họ: bản địa, hợp chủng (mestizo) và da đen, một bản sắc đã được chính Đức Mẹ, khi hiện ra ở Guadalupe thập niên 1500, mang lấy.

Donnerstag, Dezember 14, 2017

Chúa Nhật III Mùa Vọng - Năm B

CHỨNG NHÂN CỦA ÁNH SÁNG

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Trên đời có nhiều thứ ánh sáng: ánh sáng vật lý, ánh sáng văn hoá, ánh sáng khoa học, ánh sáng tâm linh. Để nhìn ra ánh sáng, cần có một khả năng nào đó. Để thấy ánh sáng vật lý, chỉ cần có đôi mắt bình thường. Nhưng để nhìn thấy ánh sáng khoa học, phải có một số vốn kiến thức cần thiết. Để thấy ánh sáng văn hoá, cần được khai tâm mở trí. Và để thấy được ánh sáng tâm linh, cần có các chứng nhân chiếu dọi. Thánh Gioan Baotixita là chứng nhân của Đức Kitô ánh sáng. Ngài làm chứng cho Đức Kitô bằng chính cuộc đời trong sáng của ngài. Nhìn vào cuộc đời ngài, ta thấy toả ra các làn ánh sáng sau đây:

Sonntag, Dezember 10, 2017

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B

DỌN LÒNG TRÍ ĐÓN CHÚA

Chú giải và suy niệm của Quesson
Hôm nay, chúng ta sẽ đọc trang đầu tiên của Tin Mừng theo thánh Maccô. Trong suốt năm phục vụ này, năm B, chúng ta sẽ đọc cách đặc biệt Tin Mừng Maccô.

Truyền thống thường giới thiệu Maccô như môn đệ của Phêrô. Vì thế trong trình thuật của ông, ta được nghe lại những kỷ niệm và giáo lý của vị tông đồ, đã từng mục kích Đức Giêsu. Người ta cho rằng: Tin Mừng này đã được soạn thảo tại Rôma, khoảng năm 70, và gửi cho một cộng đồng Latô gồm những người gốc ngoại giáo, chưa từng sống tại Palestine.

Freitag, Dezember 08, 2017

Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08/Dec/2017

Ðức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.


Lòng sùng kính Đức Mẹ Maria xưa nay trong đời sống đức tin luôn được chăm sóc cùng đề cao. Tuy Đức Mẹ không phải là người ban ơn, nhưng tin tưởng Đức Mẹ là người trung gian bầu cử cho trước tòa Thiên Chúa. 

Và vì thế trong dòng lịch sử Giáo hội, Đức Mẹ Maria được ca ngợi với nhiều danh hiệu khác nhau có ngày lễ mừng kính riêng. Một trong những danh hiệu ngày lễ mừng kính được xếp nâng lên hàng tín điều là Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội.

Donnerstag, Dezember 07, 2017

Chúa Nhật II Mùa Vọng - Năm B

DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

ĐTGM. Jos. Ngô Quang Kiệt

Trong một trận lũ lụt kia, nhiều du khách trên tuyến đường Bắc - Nam bị kẹt ở miền Trung. Lý do là đèo Hải Vân bị sạt lở, xe cộ không đi lại được. Nhiều đoạn đường sắt bị nước lũ cuốn đi, nên tàu Bắc - Nam cũng đành ủ rũ nằm chờ. Nhiều làng bị nước ngập, dân làng muốn thoát ra nhưng không đi được vì đường sá không còn. Nhiều đoàn cứu trợ muốn đến những làng xa xôi, nhưng không có đường đi, nên đành chịu bó tay.

Những con đường thật là quan trọng. Đường đi giúp cho người bị nạn có thể thoát ra. Đường đi giúp cho người bị nạn đón nhận được sự cứu trợ. Đường đi nối liên lạc giữa người với người. Đường sá hư hỏng làm giao thông ngừng trệ, chậm trễ việc cứu trợ, ngăn cách người với người. Muốn cho giao thông mau lẹ, muốn việc cứu trợ có kết quả, muốn cho con người gần gũi nhau, phải sửa chữa đường đi cho thật tốt.
Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm 08-12

Lịch sử Lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lm Thêôphilê
Từ thế kỷ thứ VIII, bên Giáo hội Đông Phương đã mừng lễ “Thánh Anna thụ thai, mẹ của Theotokos (Mẹ Thiên Chúa)” vào ngày 9 tháng 12 hàng năm. Ý nghĩa lễ này dựa vào Ngụy Thư  “Tiền Tin Mừng của thánh Giacôbê”. Bà Anna sau một thời gian dài son sẻ đã được thiên thần báo tin thụ thai như dấu chỉ tình thương của Thiên Chúa.  Ý lễ được lan qua Tây phương nhất là tại Ý, Ái Nhĩ Lan và Anh thành lễ “Đức Maria thụ thai”. Tại thành Naples (Ý) vào thế kỷ thứ IX, ngày lễ được khắc vào lịch bằng đá hoa cương. Và năm 1050, Đức Giáo Hoàng Léon IX  huấn dụ các tín hữu mừng kính Đức Trinh nữ thụ thai như Giáo Hội Đông phương đã làm.
Cho đến thế kỷ thứ XII, những vị thánh như Albert Cả, Bonaventura, Tôma d’Aquin cũng cho rằng vì Đức Maria thừa kế di nghiệp Ađam nên vướng mắc nguyên tội, nhưng Mẹ được thánh hóa ngay từ trong thai mẫu.

Sonntag, Dezember 03, 2017

Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha ngày 3-12-2017

LM. Trần Đức Anh OP
03/Dec/2017
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 3-12-2017, ĐTC đã diễn giải ý nghĩa Mùa Vọng và ngài cám ơn mọi người đã đồng hành với ngài qua kinh nguyện trong cuộc viếng thăm vừa qua tại Myanmar và Bangladesh.

ĐTC đã về Roma bằng an đêm thứ bẩy, 2-12-2017 sau 6 ngày viếng thăm mục vụ tại Myanmar và Bangladesh. Sáng hôm qua, theo thói quen, ngài đã đến Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để dâng hoa trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma và cảm tạ Mẹ Thiên Chúa vì đã phù hộ trong cuộc viếng thăm ngài mới thực hiện.
Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm B

HÃY CANH CHỪNG

(Suy niệm của Peter. Feldmeier – Lm. Văn Hào SDB, chuyển ngữ)
“Điều Thầy nói với anh em, Thầy cũng nói cho mọi người: “Hãy canh chừng” (Mt 13, 37).
Mùa vọng, adventus trong tiếng Latinh, có nghĩa là đang đến. Có một điều gì đó đang đến, và Đức Giêsu hôm nay nhắn gửi chúng ta sứ điệp “Hãy canh chừng”. Vậy, trong mùa vọng, điều gì đang đến và chúng ta phải canh chừng cái gi?

Freitag, Dezember 01, 2017

Chúa Nhật I Mùa Vọng - Năm B

TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt
Mùa Vọng là mùa chờ đón Chúa đến. Chúa sẽ đến nhưng ta không chắc gặp được Người. Vì Người đến rất bất ngờ và rất âm thầm. Muốn gặp được Chúa ta phải tỉnh thức.
Tỉnh thức có nghĩa là đừng mê ngủ. Chúa thường hay đến vào ban đêm nghĩa là vào lúc ta không ngờ. Đời sống có những bóng đêm ru ta ngủ say mê khiến ta không gặp được Người. Có những bóng đêm của tội lỗi giam cầm hồn ta trong giấc ngủ bạc nhược khiến ta không còn đủ sức thoát ra. Tội lỗi lôi kéo tội lỗi. Tội lỗi chồng chất giống như những tảng đá gìm ta xuống vực sâu vô tận. Có những bóng đêm của danh vọng ru hồn ta ngủ quên trên vinh quang chói lọi. Vinh quang giống như ngọn đèn đốt cháy biết bao đời thiêu thân. Có những bóng đêm của xác thịt cuốn hồn ta vào giấc mộng lạc thú. Lạc thú giống như chiếc lưới rất mềm mại, rất nhẹ nhàng, nhưng rất hiểm độc. Linh hồn đã sa vào khó có thể thoát ra. Có những bóng đêm của thói ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình. Ích kỷ giống như một hang sâu, càng đi vào càng thấy tối tăm. Có những bóng đêm của tiền tài bao phủ ta trong giấc mộng giàu sang phú quí. Chìm đắm trong giấc mộng, ta sẽ chẳng nghe được bước chân Chúa đi qua.